Nhiều hộ dân sống ở khu tái định cư Đắk Nur A và B thuộc phường Nghĩa Đức (TX. Gia Nghĩa, Đắk Nông) tỏ ra bức xúc khi chứng kiến nhiều xe tải chở đất chạy liên tục trong nhiều ngày liền nhưng không phủ bạt.
Sau khi nhận được phản ánh của người dân, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã có mặt để ghi nhận tình hình thực tế.
Sau khoảng 30 phút, phóng viên cùng người dân chứng kiến có khoảng 3-4 xe tải cỡ lớn chở hàng chục khối đất chạy nối đuôi gần như liên tục. Chiều dài tuyến đường từ vị trí múc đất đến khu vực đổ đất khoảng 2km, hai bên tuyến đường có đông dân cư sinh sống. Điều đáng nói, toàn bộ số xe này đều không phủ bạt khi lưu thông mặc dù có nhiều chiếc vẫn được trang bị bạt che phủ sẵn trên thùng xe. Theo ghi nhận, phía trước đầu xe của các phương tiện chở đất đều gắn dòng chữ Công ty CP xây dựng Đắk Lắk.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Nam, người dân có nhà nằm sát với tuyến đường mà các phương tiện chở đất đi qua tỏ ra khá bức xúc: “Thời tiết bây giờ chuyển qua mùa khô, gió bắt đầu thổi mạnh, các xe chở đất không phủ bạt đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng tôi và người tham gia giao thông. Hơn nữa, xe không phủ bạt làm rơi đất xuống đường cũng sẽ tiềm ẩn nguy hiểm”.
Ông Trần Văn Hảo, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất thị xã Gia Nghĩa xác nhận, các phương tiện chở đất nói trên đang thi công hạng mục Khu tái định cư phía Đông hồ trung tâm và đường D2. Dự án này do đơn vị làm đại diện chủ đầu tư. Liên danh Công ty cổ phần Xây dựng Đắk Lắk; công ty CP XD-TM-DV Phú Hiển Vinh và Cty TNHH Bình Minh trúng thầu.
“Trong quá trình các nhà thầu thi công dự án trên, chúng tôi đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu quá trình vận chuyển vật liệu, đất, cây cối rác thải đến vị trí bãi thải phải có phương án đảm bảo không để đất, rác thải tràn ra lòng lề đường gấy mất an toàn giao thông. Sau khi nhắc nhở mà các đơn vị trên không chấp hành, chúng tôi sẽ đề nghị các đơn vị liên quan vào cuộc xử lý nghiêm theo đúng quy định”, ông Hảo cho biết thêm.
Theo tìm hiểu của phóng viên, xe tải chở đất mà không có bạt che phủ là vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều 20 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường;
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải khắc phục vi phạm, thu dọn vật liệu, rác, chất phế thải và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường”.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.