Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 7 năm 2018 | 11:40

Đắk Nông: Mong nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh học nhân rộng

Chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học là tiến bộ kỹ thuật mang lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi. Vừa hạn chế được dịch bệnh, ít tốn công lại bảo vệ môi trường.

gaatsh_dnong.jpg
Tham quan mô hình của hộ bà H’Yơi, bon N’Doh, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong.

 

Năm 2018, từ nguồn ngân sách của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông Đắk Nông phối hợp với Trạm Khuyến nông các huyện, thị xã triển khai mô hình nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh học với quy mô 3.200 con gà, 32 hộ tham gia, trong đó có 2 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Các hộ được hỗ trợ 100% kinh phí giống và vật tư.

Sau 3 tháng nuôi, trọng lượng gà xuất chuồng bình quân 1,9kg/con, tỷ lệ sống trung bình 95%, trừ chi phí, lợi nhuận trung bình 26.100 đồng/con. Kết quả mô hình cho thấy, nông dân đã tiếp thu và áp dụng tốt quy trình kỹ thuật, bước đầu mang lại kết quả khả quan.

Bà H’Yơi, bon N’Doh, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong chia sẻ: “Lần đầu tiên tham gia mô hình nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh học, tôi thấy gà  nhanh lớn, khỏe mạnh, không bị dịch bệnh. Tôi được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn tận tình nên đã biết cách úm gà, phòng bệnh cho gà bằng vắc-xin, xử lý chuồng nuôi, cách làm đệm lót sinh học.... Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục áp dụng mô hình này”.

Ông Nguyễn Văn Cẩn, thôn Đắk Lang, xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong, hộ tham gia mô hình, cho biết: “Trước đây, tôi chỉ nuôi gà ta tại địa phương, nuôi với số lượng ít, không biết cách úm gà, gà thường xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ nuôi sống thấp. Từ khi được tham gia mô hình nuôi gà lai chọi thả vườn, tôi đã biết cách úm gà; gà lai chọi thích nghi tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương, tuân thủ theo quy trình kỹ thuật của cán bộ hướng dẫn nên có tỷ lệ sống đạt 99%, gà tăng trọng nhanh, ngoại hình đẹp. Mặc dù cho gà ăn cám công nghiệp, thời gian nuôi ngắn nhưng chất lượng thịt vẫn thơm ngon”.

Ông Phạm Văn Thịnh, khuyến nông viên xã Quảng Sơn, cho biết, trong quá trình triển khai, các hộ tuân thủ và áp dụng tốt quy trình nuôi, do đó, mô hình đã thành công. Hy vọng, trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai nhân rộng mô hình để nông dân được tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, từ đó áp dụng vào thực tế sản xuất.

 

 

 

Nguyễn Thị Khánh
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top