Thống đốc NHNN cho rằng, nếu không kéo dài Nghị quyết 42/2017/QH, một số quy định, chính sách trong đó sẽ không thể được đưa vào thực hiện trong thực tế, gây khó khăn cho xử lý nợ xấu, đặc biệt khi ngân hàng đối mặt với tác động của dịch bệnh.
Chất vấn Thống đốc NHNN sáng nay (9/6), đại biểu Phạm Hùng Thắng (Hà Nam) băn khoăn tại sao chỉ đề xuất kéo dài mà không sửa đổi Nghị quyết 42 của Quốc hội để giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai. Nếu chỉ kéo dài, không sửa đổi thì đại biểu đề nghị cần có giải pháp gì để giải quyết các khó khăn, vướng mắc?
Trả lời chất vấn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, nếu không kéo dài Nghị quyết này, một số quy định, chính sách trong đó sẽ không thể được đưa vào thực hiện trong thực tế, gây khó khăn cho xử lý nợ xấu, đặc biệt khi ngân hàng đối mặt với tác động của dịch bệnh COVID-19.
Việc thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 có tác dụng rất rõ rệt trong xử lý nợ xấu, sau khi có Nghị quyết, nợ xấu đã cơ bản được xử lý hiệu quả. Dù trong Nghị quyết có vướng mắc khó khăn, nhưng những tồn tại hạn chế này chủ yếu xuất phát từ việc tổ chức thực hiện.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định, Nghị quyết này rất có hiệu quả với xử lý nợ xấu, nếu không được kéo dài thì việc xử lý nợ xấu sẽ gặp khó khăn, khiến doanh nghiệp khó tiếp cận với vốn tín dụng của ngân hàng. Nếu sửa Nghị quyết 42 thì cần nhiều thời gian đánh giá tác động của việc sửa đổi các chính sách này, nên Ngân hàng Nhà nước đề xuất với Quốc hội kéo dài toàn bộ, trong thời gian Nghị quyết ra hạn, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các Bộ, các ngành rà soát các quy định của pháp luật, tham mưu cách thức xử lý nợ xấu.
Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam được ban hành tháng 8/2017 và đến tháng 8 năm nay sẽ hết hiệu lực. Nghị quyết 42 được đánh giá có tác động tích cực đối với hệ thống ngân hàng trong xử lý nợ xấu.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng VN cho rằng, nếu dừng lại việc áp dụng Nghị quyết 42 trong khi chưa luật hóa, sẽ làm mất đi công cụ cho các tổ chức tín dụng thu hồi nợ xấu, tạo áp lực, thách thức lớn đối với tổ chức tín dụng, NHNN, tạo hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế vĩ mô.
"Nếu như trong thời gian tới, Nghị quyết 42 hết hiệu lực, việc xử lý nợ xấu của Ngân hàng sẽ rất khó khăn và trong bối cảnh hiện nay Luật tổ chức tín dụng chưa sửa đổi, các luật khác cũng chưa được đồng bộ, việc kéo dài để có thời gian cho các tổ chức cho NHNN cũng như các bộ, ngành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết, đặc biệt là các luật liên quan để hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung trong thời gian quyết định kéo dài. Tôi cho rằng điều đó là hết sức tích cực hỗ trợ xử lý nợ xấu trong thời gian tới, ông Hùng nhấn mạnh.
Chiều 7/10, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, cơ quan này đã ra thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25, xem xét thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong các ngày 28 và 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.