Chiều tối 29/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò rất lớn trên thế giới và tại Việt Nam. Ở nước ta, DNNVV có vị trí quan trọng giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách…
Thủ tướng mong Hiệp hội tiếp tục phát huy chức năng, củng cố tổ chức, triển khai những hoạt động thiết thực cho doanh nghiệp, nhất là tạo động lực, động viên, khuyến khích doanh nghiệp bởi “doanh nghiệp đâu cần tiền bạc nhiều mà cần niềm tin”.
Hiệp hội cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa các mặt công tác, không hành chính hóa hoạt động. Tích cực đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển DNNVV, phát triển sản xuất.
Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước luôn theo dõi sát quá trình phát triển, ghi nhận và hỗ trợ, tạo mọi điều kiện phát triển doanh nghiệp, nhất là các DNNVV. Mong Hiệp hội phát triển mạnh mẽ các DNNVV, đóng góp xứng đáng vào công cuộc phát triển đất nước, Thủ tướng tin tưởng rằng, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự đoàn kết, nhất trí, sáng tạo, Hiệp hội sẽ có nhiều đóng góp thiết thực cho đất nước, cho sự phát triển DNNVV thời gian tới.
Thủ tướng hoan nghênh Hiệp hội sắp tới tổ chức đại hội DNNVV trên cả nước và cho ý kiến về một số kiến nghị của Hiệp hội.
DNNVV Việt Nam chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, trong đó, doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 2,2%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 29,6%, còn lại là doanh nghiệp siêu nhỏ. Hằng năm, các doanh nghiệp này tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới, sử dụng tới 51% lao động xã hội, thu hút 38% vốn đầu tư xã hội; đóng góp 31% tổng kim ngạch xuất khẩu, 40% GDP cho nền kinh tế./.
P.V
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.