Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 5 tháng 7 năm 2022 | 10:35

Điểm hẹn của người yêu hoa lan

Mới chỉ thành lập được hơn 2 năm nhưng Câu lạc bộ (CLB) Hoa lan Thủy Nguyên (TP. Hải Phòng) đã trở thành nơi hội tụ những người yêu thích hoa, cùng đam mê sưu tầm, bảo tồn những giống lan quý để phục vụ nhu cầu người chơi.

Không chỉ vậy, CLB cùng các thành viên tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Nơi hội tụ những người cùng đam mê

Hoa lan mang vẻ đẹp đặc trưng, khác biệt so với các loài hoa khác, hoa lan được nhiều người biết đến với biệt danh “Vương giả chi hoa”.

Từ hàng chục năm qua, nhiều người dân ở huyện Thủy Nguyên đã yêu thích và phát triển nghề trồng hoa lan. Để thỏa niềm đam mê từ thú chơi tao nhã này, họ đã tập hợp lại và thành lập CLB Hoa lan Thủy Nguyên vào tháng 9/2019, với 160 thành viên. CLB đã hội tụ được những người cùng đam mê với hoa lan, thích bảo tồn các giống lan quý, đặc biệt là lan rừng.

 

ltn-4.JPG
Anh Đào Văn Quang gắn bó với nghề trồng hoa lan khoảng 30 năm. Việc phát triển kinh tế từ hoa lan đã mang lại cuộc sống ổn định cho gia đình anh.

 

Ngoài thoả mãn thú chơi tao nhã, niềm đam mê, khi tham gia vào CLB, các thành viên còn có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi thêm kiến thức về loài hoa này.

Chia sẻ với phóng viên Kinh tế nông thôn, anh Đào Văn Quang xã Tân Dương, thành viên CLB Hoa lan Thủy Nguyên, cho biết: Tôi biết đến trồng hoa lan, kinh doanh hoa lan khoảng 30 năm nay. Khi 25 tuổi, tôi bắt đầu biết đến hoa lan, thời điểm đó tôi chủ yếu nhập hoa lan từ Thái Lan về bán tại chợ truyền thống, nếu bán không hết thì đem về nhà trồng. Cứ mua rồi bán, bán rồi mua, đó là tâm lý chung của những người trồng, kinh doanh hoa lan xuất phát từ niềm đam mê. Bởi cứ yêu thích là mua, mua rồi lại chia sẻ với những người mới yêu thích như mình.

“Nhiều người không biết thì nói trồng lan khó, nhưng không phải, trồng hoa lan phải có đam mê và sự kiên trì thực sự. Trồng hoa lan cần tìm hiểu những đặc tính của loài cây này, đảm bảo môi trường sống phù hợp: “Thích ẩm nhưng sợ ướt, thích thoáng nhưng sợ gió, thích ấm nhưng sợ nóng”. Thời gian từ cây con đến khi ra hoa phải mất 3 năm, trồng được lan đến khi ra hoa là đạt đến đỉnh cao của người trồng. Tôi vẫn thường nói, trồng lan là nghề dưỡng tâm, rèn luyện tính kiên nhẫn của con người. Trồng hoa lan còn mang lại nguồn kinh tế ổn định cho người nông dân”.

Vườn lan “Hải Phòng Hồng Leo” của gia đình anh Lê Văn Đông, xã Kênh Giang, thành viên CLB Hoa lan Thủy Nguyên, hiện cung cấp hoa lan cho các tỉnh, thành trong cả nước, tạo nguồn thu nhập không nhỏ cho gia đình từ việc kinh doanh hoa lan.

Anh Đông cho biết: “Tôi biết đến hoa lan từ ngày còn nhỏ. Chính mùi hương và sắc đẹp thanh nhã của hoa tạo sức hút đặc biệt với tôi, nên tôi bắt tay vào trồng hoa lan. Phải mất hơn 10 năm tôi mới xây dựng được vườn lan “Hải Phòng Hồng Leo”. Hiện tại, vườn lan của tôi có dòng lan Kiếm và các dòng lan thân thòng, cung cấp, bán cho người chơi tại các tỉnh, thành trong cả nước. Doanh thu của nhà vườn đạt khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Cùng nhau phát triển kinh tế

CLB hoa lan Thủy Nguyên được thành lập, là nơi hội viên được chia sẻ kiến thức, hiểu biết về từng loại lan từ cách trồng, chăm sóc, khả năng thích nghi để chọn loại lan phù hợp với điều kiện khí hậu, có khả năng sinh trưởng ở vườn nhà. Làm thay đổi tư duy từ chỗ chơi lan đơn thuần sang nhân giống, bảo tồn, chia sẻ cách phát triển giá trị kinh tế từ trồng hoa lan.

Anh Lê Văn Huy, Ủy viên Ban chấp hành Hội Làm vườn TP. Hải Phòng, Chủ tịch CLB Hoa lan Thủy Nguyên, cho biết:  Tình yêu với hoa lan bắt đầu từ năm 2003 trong một lần tôi đi chợ Hàng. Chính bởi sắc đẹp, hương thơm của hoa lan khiến tôi mê mẩn với loài hoa này. Tuy nhiên, thời điểm đó, tôi đi làm xa nhà nên cũng không có điều kiện trồng và chăm sóc hoa. Đến năm 2013, tôi gác công việc về bắt tay trồng lan, năm 2016 thì xây dựng nhà vườn “Mắt Rừng Lan Viên”. Nhà vườn chủ yếu trồng các dòng lan Kiếm, lan Hài, lan Phi Điệp… Trung bình mỗi năm gia đình xuất bán ra thị trường khoảng 1.000 cây giống, 500 - 600 giò lan thương phẩm các loại, trừ chi phí, thu lãi khoảng 1 tỷ đồng/năm. Tôi đang tập trung phát triển dòng lan Hài, bởi qua kinh nghiệm từ thực tế, tôi nhận thấy trong thời gian tới dòng lan Hài được nhiều người yêu thích, tìm đến dòng lan này.

 

ltn-1.JPG
Anh Lê Văn Huy, Ủy viên Ban chấp hành Hội Làm vườn TP. Hải Phòng, Chủ tịch CLB Hoa lan Thủy Nguyên giới thiệu những giỏ lan đến lãnh đạo Hội Làm vườn TP. Hải Phòng.
ltn-2.JPGAnh Lê Văn Huy biết đến hoa lan từ năm 2003, giò lan Phi Điệp được anh chăm sóc tỉ mỉ.

   

“Từ sau khi  chúng tôi kết hợp lại thành CLB, các thành viên gắn kết các nhà vườn với nhau, chia sẻ, học tập kinh nghiệm, tạo chuỗi bán hàng… Sau một thời gian, chúng tôi cùng nhau phát triển kinh tế từ vườn lan. Tôi nhận thấy nhiều gia đình kinh tế phát triển lên trông thấy…” - anh Huy phấn khởi chia sẻ.

Nhận xét về quá trình thành lập và hoạt động của CLB Hoa lan Thủy Nguyên, thành viên của Hội, bà Ngô Thị Minh Hà, Chủ tịch Hội Làm vườn TP. Hải Phòng, cho biết: “Đối với tổ chức Hội, CLB Hoa lan Thủy Nguyên luôn thể hiện trách nhiệm  vai trò thành viên. Chủ tịch CLB là Ủy viên ban chấp hành Hội, luôn  hoàn thành nhiệm vụ do Hội Làm vườn giao. CLB được thành lập giúp gắn kết những người yêu hoa lan, đây cũng là nơi để hội viên giao lưu, học tập kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa lan. Ngoài ra, CLB còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt, trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Hội Làm vườn mong muốn CLB Hoa lan Thủy Nguyên tiếp tục duy trì, phát triển, mở rộng mô hình trồng hoa lan không chỉ tại Thủy Nguyên mà tại các địa phương khác trong toàn thành phố. Cùng hội viên cải tạo vườn của gia đình, giúp phát triển kinh tế, tăng thu nhập”.

 

 

 

Phạm Trang
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top