Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 3 tháng 11 năm 2020 | 15:20

Đông Anh: Tập trung ứng dụng CNC vào nông nghiệp

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn Huyện trong 10 tháng đầu năm ước đạt 106.729 tỷ đồng, ước tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,1%).

Trong đó, công nghiệp - XD ước đạt 96.100 tỷ đồng tăng 7,9%; TM - DV ước đạt 8.887 tỷ đồng...
 
Đây là thông tin được ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết tại cuộc thông tin báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều ngày 03/11/2020.
 
30_7_3.jpg
Đông Anh đặt mục tiêu trở thành đô thị thông minh, hiện đại.
Ông Dũng cho biết về nguyên nhân dẫn đến tốc độ trưởng và giá trị sản xuất của các ngành kinh tế thấp so với cùng kỳ năm trước là do chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid - 19 dẫn đến tình hình sản xuất công nghiệp, TTCN chậm lại và tình hình thương mại, dịch vụ (nhất là du lịch) bị đình trệ.
 
Đến nay, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.539.808 triệu đồng, đạt 44% so với dự toán được giao; đạt 64% so với cùng kỳ năm 2019.
 
Huyện đã được Chính phủ công nhận Huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 23/23 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo, thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Thành phố với mục tiêu nâng cao chất lượng các tiêu chí gắn với Đề án đầu tư xây dựng Huyện thành quận.
 
Đặt câu hỏi với Lãnh đạo huyện Đông Anh về phương hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế như thế nào khi trở thành quận, huyện tập trung vào phát triển những lĩnh vực nào để phù hợp với điều kiện của mình?
 
Ông Dũng cho biết, trong nhiệm kỳ này huyện đã xây dựng 06 Chương trình trọng tâm, trong đó đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng đô thị, nhiệm vụ đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện tập trung tăng trưởng kinh tế từ 10 - 10,15% khi trở thành quận.
 
Đặc biệt, đối với lĩnh vực nông nghiệp, huyện tập trung ứng dụng CNC để nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm ứng dụng CNC, đồng thời, xây dựng phát triển chuỗi liên kết cho phát triển sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ. Hiện nay, huyện đã triển khai hiệu quả Chương trình OCCOP mỗi xã một sản phẩm, tính đến thời điểm hiện nay Đông Anh đã có 100 sản phẩm OCOP được lựa chọn trong 2 năm.
 
Về vấn đề phát triển, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của huyện, Ông Dũng cho biết thêm, huyện đã xây dựng kế hoạch trọng tâm tại Chương trình số 04, trong đó tập trung vào phát triển người Đông Anh thanh lịch văn minh, để có được sự thanh công, huyện chú trọng trong vấn đề cốt lõi nhất là phát triển con người.
 
Tập trung vào phát triển những giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa tâm linh trở thành một trong những thế mạnh của huyện, đặc biệt là ngành du lịch.
 
Đánh giá về tình hình phát triển kinh tế của huyện Đông Anh trong 10 tháng vừa qua, ông Phạm Thanh Học, Phó Trưởng Ban TT, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biêt, Đông Anh là một huyện có rất nhiều tiềm năng, nhiều công trình quan trọng của Thành phố đang được triển khai tại đây.
 
Trong những năm qua, Đông Anh được Thành phố đánh giá là một địa phương có nhiều thành tích nổi bật nhất là trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, quản lý đất đai…
Với những tiềm năng đó, nếu Đông Anh biết tận dụng và phát huy được những thế mạnh đó huyện sẽ trở thành một trong những địa phương phát triển.
 
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top