Năm 2004, Dự án KĐT mới Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) được UBND TP. Hà Nội giao cho Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (Licogi) làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, 14 năm trôi qua, dự án vẫn dậm chân tại chỗ, khiến đời sống của người dân sống trong diện quy hoạch gặp nhiều khó khăn.
Dự án chậm tiến độ 14 năm.
Chậm tiến độ14 năm…
Tìm hiểu được biết, ngày 10/8/2004, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 4930/QĐ –UBND, thu hồi 351.618m2 đất thuộc các phường Thịnh Liệt, Hoàng Văn Thụ, Tương Mai thuộc quận Hoàng Mai, tạm giao cho Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (Licogi, Bộ Xây dựng) tổ chức điều tra lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị triển khai dự án KĐT mới Thịnh Liệt.
Sau đó, dự án được UBND TP. Hà Nội chấp thuận giao Licogi làm chủ đầu tư thực hiện tại Quyết định số 3649/QĐ-UBND ngày 17/9/2007, do Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh ký.
Trong quyết định này, UBND TP Hà Nội quy định, diện tích đất để xây dựng cơ sở hạ tầng Licogi không phải nộp tiền sử dụng đất là 252.868m2; diện tích đất để xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ với hình thức nộp tiền sử dụng đất 50 năm là 10.705m2; diện tích đất xây dựng biệt thự, nhà vườn với hình thức nộp tiền sử dụng đất ở là 47.654m2; diện tích xây dựng chung cư với hình thức giao đất nộp tiền sử dụng đất ở là 29.225m2…
Tuy nhiên, ròng rã 14 năm qua (2004-2018), dự án trên vẫn “bất động”, cỏ dại mọc um tùm, khắp dự án cắm biển cảnh báo “Đề phòng cướp, cướp giật”.
Ghi nhận hiện trạng tại đây của phóng viên cho thấy, một phần diện tích đất giải phóng mặt bằng đã được cho thuê lại làm bãi đỗ xe, nhà xưởng, trạm trộn bê tông. Hạ tầng xuống cấp, môi trường sinh sống tạm bợ, nhếch nhác, rác thải bủa vây khu dân cư, ô nhiễm,…
Sao chưa thu hồi?
Trong báo cáo tình hình thực hiện dự án KĐT mới Thịnh Liệt của Trung tâm Quỹ đất quận Hoàng Mai cho biết, tổng diện tích thu hồi là 351.681m2, tương ứng với 902 hộ dân phải di dời. Hiện tại, dự án còn 59.626m2 đất chưa thu hồi xong. Dự kiến hoàn thành việc giải phóng mặt bằng (GPMB) toàn bộ dự án trước ngày 30/7/2018 để giao đất giai đoạn 1 cho nhà đầu tư.
Nguyên dân dẫn tới vướng mắc trong GPMB là do dự án có sự rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung; di dời mộ; thời gian thực hiện GPMB trải qua nhiều chính sách định giá, hỗ trợ.
Trước đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Trong đó, yêu cầu kiểm tra, rà soát, hủy bỏ dự án ôm đất quá 3 năm chưa triển khai.
Đồng thời, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai, hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn thành phố và các quận, huyện, thị xã; bảo đảm chất lượng, đồng bộ, thống nhất và khả thi.
Dự án KĐT mới Thịnh Liệt “nằm đắp chiếu” 14 năm, gây lãng phí tài nguyên đất và ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của hàng trăm hộ dân vì sao vẫn chưa nằm trong diện phải thu hồi?
Trong khi Licogi - chủ đầu tư dự án, từ sau cổ phần hóa, liên tục thua lỗ: năm 2016, lỗ sau thuế 436 tỷ đồng, bằng non nửa vốn điều lệ; 9 tháng đầu năm 2017, lỗ sau thuế hơn 46 tỷ đồng, lỗ luỹ kế theo đó lên mức 514 tỷ đồng, vượt quá nửa vốn điều lệ (900 tỷ đồng).
Trước việc thua lỗ nặng nề, dư luận nghi ngờ, Licogi “ôm đất” dự án KĐT mới Thịnh Liệt để chờ cơ hội chuyển giao cho đơn vị khác?
Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.