Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 5 năm 2016 | 1:57

Dưa leo F1 SL 1.2 cho lợi nhuận khá

Những ngày này, nông dân thôn Trường Thọ 2, xã Ea Phê (Krông Păk - Đắk Lắk) đang tất bật thu hoạch dưa leo F1 SL 1.2 để kịp bán cho thương lái. Phong trào trồng dưa leo trên đất ruộng được bà con áp dụng từ nhiều năm nay đã giúp nhiều gia đình có thu nhập khá cao.

Mô hình trồng dưa leo của ông Phạm Công Năm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đây là năm đầu tiên ông Phạm Công Năm, thôn Trường Thọ 2 trồng giống dưa leo F1 SL 1.2 trên đất ruộng. Trước đây, ông thường trồng các loại giống khác nhưng hiệu quả chưa cao, thu nhập bấp bênh. Thấy nhiều hộ trong thôn trồng dưa leo hiệu quả, ông mạnh dạn chuyển sang trồng giống dưa leo F1 SL 1.2 do Công ty TNHH An Phú Nông cung cấp. Từ đó đến nay, gia đình ông có thu nhập cao hơn trước nhiều lần.

Vụ hè thu này, ông Năm gieo trồng 1.000m2 giống dưa F1 SL 1.2 với khoảng 1.400-1.600 cây, ông thu hoạch được 6-7 tấn, bán với giá 4.500-5.000 đồng/kg, trừ chi phí, thu lãi 20-25 triệu đồng. So với các giống dưa leo khác, dưa leo F1 SL  1.2 cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều.  Ông Năm cho biết: “Đất đai ở đây thích hợp với giống dưa leo F1 SL 1.2 nên có thể trồng quanh năm. Từ lúc gieo hạt đến khi được thu hoạch khoảng 37-40 ngày, trái da láng có màu xanh nhạt, có thể thu hoạch hàng ngày hoặc thu cách ngày, một vụ có thể thu hoạch 25 - 30 lần nên có nguồn thu nhập ổn định”.

Theo ông Năm, giống dưa leo F1 SL 1.2 dễ trồng, thích nghi rộng. Trước khi trồng nên bón lót bằng phân chuồng kết hợp với xử lý bằng nấm Tricodema theo liều lượng nhà sản xuất khuyến cáo. Sau khi xuống giống 10-15 ngày thì bón thêm lân, đạm với liều lượng 50 kg/sào. Trong quá trình chăm sóc, cần thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trị kịp thời.

Ông Trần Minh Long ở xã Ea Phê cũng đang tất bật với việc hái dưa bán cho thương lái. Gia đình ông vừa thu hoạch hàng chục tấn dưa, lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Theo ông Long, dưa leo F1 SL 1.2 sinh trưởng mạnh, chống chịu sâu bệnh tốt, trồng được quanh năm, vụ đông xuân và hè thu cho năng suất cao; trái thẳng, màu xanh nhạt, trái dài trung bình 21-23cm, thịt dày, giòn ngon, bán được giá. Ông Long chia sẻ: “Trồng dưa leo bây giờ cải tiến hơn trước rất nhiều. Liếp đất được trải bằng màng phủ nylon, khi dưa lớn làm giàn để dưa bò, giảm được công tưới tiêu, giúp trái suôn, đẹp”.

“Dưa leo F1 SL 1.2 được  nhiều bà con ưa thích, được thương lái chấp nhận, giống cho năng suất cao lại dễ trồng, sinh trưởng khỏe, phân nhánh mạnh, có khả năng kháng được một số bệnh như: sương mai, phấn trắng, không bị chết dây nên giảm được chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, bà con phải tuân thủ quy trình cũng như đảm bảo đúng mật độ, để cây dưa phát triển. Đến nay, chỉ riêng xã Ea Phê đã có nhiều hộ chọn giống dưa leo này để canh tác, góp phần tạo thêm việc làm cho hàng trăm lao động”, ông Long nói.

Với việc chuyển đổi cây trồng đúng hướng, tin rằng đây sẽ là điều kiện để bà con nông dân trong khu vực tiếp tục nhân rộng mô hình và mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện, môi trường canh tác, góp phần tạo thêm việc làm, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Bá Thăng

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top