Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 15 tháng 1 năm 2022 | 16:14

Đường dây mua bán triệu dữ liệu cá nhân liên tỉnh bị triệt xóa

Ngày 15/01, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đơn vị vừa triệt xóa thành công đường dây mua bán dữ liệu cá nhân có quy mô liên tỉnh và lớn nhất từ trước đến nay.

Theo đó, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (ANM&PCTPSDCNC) Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) và một số đơn vị nghiệp vụ triệt xóa đường dây mua bán dữ liệu, thông tin cá nhân trái phép của khách hàng có quy mô liên tỉnh và lớn nhất từ trước đến nay.

Các đối tượng có liên quan gồm: Lê Đất (sinh năm 1988), Nguyễn Thanh Quý (sinh năm 1984), Ngô Thị Hồng Nhung (sinh năm 1998) và Thái Thị Oanh (sinh năm 1999) cùng trú tại Thừa Thiên - Huế và Nguyễn Thị Huyền Trang (sinh năm 1987, trú tại TP. Thái Nguyên).

Đường dây mua bán dữ liệu cá nhân liên tỉnh bị triệt xóa.
Đường dây mua bán dữ liệu cá nhân liên tỉnh bị triệt xóa.

 

Trước đó, qua công tác trinh sát, Phòng ANM&PCTPSDCNC phát hiện nhóm Facebook “Group mua bán data mới 2020” với khoảng 300 thành viên có các hoạt động nghi vấn mua, bán, trao đổi dữ liệu thông tin cá nhân của người dùng; trong đó các tài khoản thường xuyên đăng tải các nội dung thông tin liên quan việc bán thông tin khách hàng với giá 1.000 đ/thông tin; việc mua bán trao đổi thường tiến hành qua Zalo, Messenger và chuyển tiền thanh toán qua các tài khoản ngân hàng.

Qua điều tra xác minh, lực lượng Công an xác định trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, các đối tượng Đất, Quý, Nhung và Oanh thường xuyên đăng tải các nội dung thông tin liên quan đến việc bán thông tin cá nhân trên mạng xã hội.

Từ những tài liệu chứng cứ thu thập được, ngày 02/01, Phòng ANM&PCTPSDCNC phối hợp với Phòng CSHS và một số đơn vị nghiệp vụ khác đã đồng loạt kiểm tra, bắt giữ các đối tượng trên.

Theo điều tra ban đầu: Từ tháng 8/2020, các đối tượng đã bàn bạc tạo nhóm tìm nguồn mua dữ liệu cá nhân bán cho các đối tượng có nhu cầu; trong đó Lê Đất đóng vai trò quản lý nhóm, chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn cung cấp dữ liệu cá nhân sau đó mua lại rồi bán cho khách hàng; đối tượng còn đăng tải các nội dung quảng cáo mua bán dữ liệu cá nhân trên các hội nhóm trên mạng xã hội và trực tiếp tiến hành giao dịch với người có nhu cầu.

Các đối tượng Quý, Nhung, Oanh được giao nhiệm vụ lọc, sắp xếp các nguồn dữ liệu, kiểm tra tình trạng của các tài khoản đã mua và đăng quảng cáo trên mạng xã hội.

Còn đối tượng Nguyễn Thị Huyền Trang là nguồn cung cấp dữ liệu chính cho nhóm của Lê Đất từ 7000 - 10.000 dữ liệu/ngày và tổng số dữ liệu đã cung cấp là khoảng 1 triệu thông tin cá nhân.

Các đối tượng đã mua và quản lý khoảng 6,2 triệu thông tin dữ liệu cá nhân trên cả nước.
Các đối tượng đã mua và quản lý khoảng 6,2 triệu thông tin dữ liệu cá nhân trên cả nước.

 

Đối tượng Lê Đất khai nhận: Từ tháng 11/2020 đến thời điểm bị bắt giữ, các đối tượng đã mua và quản lý khoảng 6,2 triệu thông tin dữ liệu cá nhân trên cả nước với tổng số tiền khoảng 720 triệu đồng; riêng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế có 75.685 thông tin dữ liệu cá nhân. Tổng số tiền mà các đối tượng đã giao dịch trên 3 tỷ đồng, số tiền thu lợi bất chính từ hoạt động mua bán dữ liệu thông tin cá nhân là trên 2,3 tỷ đồng.

Ngoài ra, các đối tượng còn sử dụng tài khoản truy cập trái phép vào mạng riêng ảo (VPN) nội bộ của Công ty tài chính Fecredit để truy cập vào hệ thống công ty với mục đích để kiểm tra trạng thái hồ sơ khách hàng đã từng vay tại ngân hàng.

Hành vi trên của các đối tượng gây mất an toàn thông tin, an ninh mạng, xâm phạm nghiêm trọng đến thông tin cá nhân của người dân, gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn cả nước.

Hiện, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam các đối tượng về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” tại Điều 288 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top