Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 4 tháng 12 năm 2024  
Thứ tư, ngày 13 tháng 11 năm 2019 | 13:18

Gạo ST24 của Sóc Trăng được công nhận là gạo ngon nhất thế giới

Gạo ST24 được lai tạo bởi nhóm nhà khoa học Sóc Trăng gồm: kỹ sư Hồ Quang Cua, tiến sỹ Trần Tấn Phương và kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hương lai tạo.

gao.jpg
Gạo ST24

Tin vui từ kỹ sư Hồ Quang Cua đang dự Hội nghị Thương mại Gạo thế giới tại Manila (Philippines) cho biết gạo ST24 do nhóm nhà khoa học của Sóc Trăng lai tạo, phát triển đã được công nhận là “Gạo ngon nhất thế giới 2019."

Tại Hội nghị Thương mại Gạo Thế giới lần thứ 11 tại Manila, Philippines diễn ra từ ngày 10-13/11 quy tụ hơn 20 công ty kinh doanh gạo quốc tế cùng hơn 100 thương gia xuất nhập khẩu gạo và 20 nhà khoa học đến từ 5 châu lục.

Gạo ST24 được lai tạo bởi nhóm nhà khoa học Sóc Trăng gồm: kỹ sư Hồ Quang Cua, tiến sỹ Trần Tấn Phương và kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hương lai tạo.

Đây là giống lúa cao sản có thể trồng 2-3 vụ/năm, trong khi gạo thơm Thái Lan là lúa mùa dài ngày chỉ trồng được 1 vụ/năm. Gạo có hạt dài trắng tinh, dẻo, có mùi thơm dứa được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Gạo ST24 của Sóc Trăng được sản xuất, lai tạo từ giống lúa thơm nổi tiếng của vùng đất Sóc Trăng gắn liền tên tuổi của Kỹ sư Hồ Quang Cua và nhiều năm liền là gạo ngon nhất trong các hội thi cấp tỉnh, cấp vùng.

Ngày 4/11, gạo ST24 đạt giải nhất trong cuộc thi gạo ngon Việt Nam do Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức.

Đây là cuộc thi nhằm mục đích tuyển chọn các giống gạo ngon trong nước để tham dự cuộc thi Gạo ngon thế giới (World's Best Rice).

Hai năm trước, gạo ST24 cũng từng được xếp là 1 trong 3 loại gạo ngon nhất thế giới tại Hội nghị quốc tế lần thứ 9 về thương mại gạo được tổ chức tại Macau, Trung Quốc vào tháng 11/2017.

Lúa ST24 được lai tạo và nhân rộng từ khoảng 2010, đến nay đã được sản xuất rộng rãi trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và một số địa phương khác trong cả nước.

 

lua-t24.jpg
Cánh đồng lúa ST24 sắp thu hoạch ở Sóc Trăng

 

Lúa được sản xuất theo quy trình sạch và chế biến gạo theo dây chuyền hiện đại với công nghệ của Thụy Sĩ, với mục tiêu "3 không" là: không hàm lượng: cadimi, aflatoxin; không dư lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ; không dùng hóa chất tạo mùi.

Hiện nay, giá gạo ST24 tại Sóc Trăng đang tạo sức hút mạnh tại thị trường trong nước với nhiều mức giá, trong đó gạo SR24 hữu cơ có giá tới 65.000 đồng/kg, còn giá phổ biến gạo ST24 thường ở mức từ 20.000-25.000 đồng/kg.

Theo đánh giá của ông Lương Minh Quyết, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng, gạo ST24 được vinh danh ngon nhất thế giới 2019 là niềm tự hào của Sóc Trăng.

Những năm gần đây, giống lúa ST ngày càng được nông dân nhân rộng; trong đó giống ST24 hàng năm được gieo cấy khoảng hơn 10.000ha.

Với thương hiệu được vinh danh lần này, sắp tới tỉnh sẽ quy hoạch vùng trồng lúa ST, chú trọng việc nhân rộng mô hình lúa hữu cơ ST24 ở các địa phương có ưu thế như ở địa bàn thị xã Ngã Năm, huyện Thạnh Trị và vùng tôm-lúa huyện Mỹ Xuyên./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Đưa sản phẩm OCOP phát triển xứng tầm

    Đưa sản phẩm OCOP phát triển xứng tầm

    Để nâng cao hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, các sản phẩm OCOP của các hợp tác xã và làng nghề tập trung thúc đẩy quảng bá, giới thiệu, kết nối và phát triển các kênh phân phối sản phẩm OCOP trên thị trường nước ngoài.

  • Long An: Điểm sáng du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP

    Long An: Điểm sáng du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP

    Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024, Hội nghị “Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đã được tổ chức vào ngày 28/11 đến ngày 4/12, trên địa bàn tỉnh Long An.

  • Quảng Ngãi đa dạng hình thức tuyên truyền giảm nghèo về thông tin

    Quảng Ngãi đa dạng hình thức tuyên truyền giảm nghèo về thông tin

    Sáng nay (27/11), Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá công tác giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025.

Top