Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 9 năm 2022 | 14:33

Gây dựng trang trại tiền tỷ từ 3 đàn ong

Khởi nghiệp từ 3 đàn ong với số vốn ban đầu vẻn vẹn 900 nghìn đồng, ông Nguyễn Văn Chinh đã xây dựng mô hình nông nghiệp với quy mô 200 đàn ong, 50 con hươu sao, 4.000 con ếch, 2 vạn cá rô đồng…, doanh thu khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Hơn 30 năm theo đàn ong tìm mật

Ngày đầu Thu, chúng tôi theo chân ông Nguyễn Văn Chinh (SN 1966, thôn Lương Quy, xã Lê Lợi, huyện An Dương, TP. Hải Phòng) về xã Bát Trang (huyện An Lão, TP. Hải Phòng), nơi 200 đàn ong của ông Chinh đang được di cư để lấy mật hoa táo. Vào mùa hoa, những con ong chăm chỉ bay đi khắp nơi để chắt chiu dòng mật ngọt, theo chân đàn ong, người nuôi cũng rong ruổi khắp nơi để tìm kế sinh nhai.

 

z3722973441332_d1b7835db5632362a6152ad20f64d5fa.jpgÔng Nguyễn Văn Chinh đến với nghề nuôi ong lấy mật đã hơn 30 năm nay, với số vốn khởi nghiệp từ 3 đàn ong trị giá 900.000đ.

  

Chia sẻ với PV về cơ duyên đến với đàn ong mật, ông Chinh cho biết: “Khi còn trẻ, tôi từng lên Thái Nguyên buôn chè về Hải Phòng. Ngày đó biết đến ong thông qua người dân địa phương vào rừng lấy mật ong, cũng từ đây tôi theo chân họ vào rừng quan sát, học hỏi kỹ thuật nuôi ong. Khi đủ kiến thức, thực tế tôi mua 3 đàn ong với giá 900 nghìn đồng về nuôi tại nhà, sau đó tôi tự nhân giống ong, lấy mật bán ra thị trường. Mỗi ngày trôi qua, nhận thấy chi phí đầu tư thấp, giá thành mật ong bán ra thị trường lại cao, tôi nhân giống lên 200 đàn cho mật và cung cấp cho những người có nhu cầu nuôi”.

“Nuôi ong phải chịu khó, tỉ mỉ, hiểu được đặc tính của ong, thời điểm hoa nở tại các địa phương để đưa ong đi tìm mật, bởi có như vậy không chỉ giảm chi phí nuôi dưỡng đàn ong mà năng suất, chất lượng mật lại cao hơn. Vậy nên đã chọn nghề nuôi ong làm kế sinh nhai thì việc ngược xuôi theo ong đi tìm mật là đương nhiên”, ông Chinh chia sẻ thêm.

Một năm ông Chinh di cư đàn ong theo 3 mùa hoa: Mùa hoa vải, hoa nhãn, ông đưa ong đến xã Bát Trang, huyện An Lão. Hết mùa hoa vải, nhãn, ông Chinh tiếp tục dẫn ong về các xã Thủy Đường và Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên để ong tìm hút mật hoa bạch đàn, hoa sú vẹt… Sau đó ong lại được di chuyển về Bát Trang, huyện An Lão vào mùa hoa táo. Gửi những thùng ong ở đó, hàng ngày ông Chinh sang kiểm tra và lấy mật ong. Tháng 10 (âm lịch), khi hết mùa hoa táo, ông đưa đàn ong về nhà làm ong giống để sang xuân khai thác mật.

Mật ong chính vào mùa xuân, trung bình ong cho lấy mật sau  7-10 ngày (khi hoa vào vụ nở rộ, ong 7 ngày lấy mật một lần). Trong những loài hoa, mật hoa nhãn thu hoạch được ít nhưng mật lại quý nhất bởi đây là loại mật được ưa chuộng nhất trên thị trường. Trung bình mỗi năm, ông Chinh thu khoảng 1.000 lít mật ong. Thu hoạch đến đâu, bán hết đến đấy với giá 300 nghìn đồng/lít.

 

z3722973450541_7ca9a6bd38deeed6108054396a00762d.jpgTrên trồng thanh long, tận dụng rãnh nước, ông Chinh nuôi 2 vạn cá rô đồng và 4.000 con ếch.

  

Như vậy, bằng tình yêu, đam mê, sự cần cù, tỉ mỉ…, chỉ với 3 đàn ong khởi nghiệp ban đầu, ông Chinh đã nhân giống lên hàng trăm đàn, mỗi năm cung cấp ra thị trường với số lượng lớn mật ong chất lượng. Cũng từ số tiền lời bán mật ong, ông tiếp tục lấy vốn xoay vòng, đầu tư nuôi nhiều con giống khác nhau.

Cắm sổ đỏ, đưa hươu sao về nuôi

Với số tiền chắt chiu từ việc bán mật ong mà có, ông Chinh quyết định mua 4 con hươu về nuôi, thời điểm đó nhung huơu bán được giá, người dùng ưa chuộng. Nhận thấy tiềm lực kinh tế từ nuôi hươu mang lại cao, ông Chinh mang sổ đỏ của gia đình đi cầm cố lấy tiền vào Nghệ An tìm mua 12 con hươu (140 triệu đồng).

“Ngày đó, do chưa có kinh nghiệm nuôi huơu, nên tôi mua phải 12 con hươu già, sau khi về chăm sóc được 3 năm thì 12 con huơu đều lần lượt lăn ra chết. Tiếc số tiền, công chăm sóc của mình bỏ ra lớn, tôi quay sang nấu cao hươu, mong vớt vát lại được chút vốn”, ông Chinh nhớ như in khoảng thời gian thất bại từ việc nuôi huơu của mình.

Sau mỗi “vấp ngã” như vậy, ông Chinh không hề nản lòng, tiếp tục vay mượn đầu tư tiếp 8 con huơu cái và 1 con đực về nhân giống tại nhà.

Theo sự chỉ dẫn của ông Chinh thì hươu là động vật hoang dã, rất nhát nên phải hết sức rón rén, cẩn trọng, ông dẫn chúng tôi mới vào được phía trong của trang trại.

 

z3722972808304_c6f542ea7a50b233506184dcba9baa35.jpg
Những chú hươu thấy người lạ nên nháo nhác chạy.

 

Ngoài những chú “lộc” - hươu mọc sừng non đang ở trong chuồng, đàn hươu sao thuộc đủ lứa tuổi đang dạo chơi ngoài vườn, khi thấy người lạ, con nào con nấy nháo nhác chạy.

Chia sẻ về nghề nuôi hươu, ông Chinh cho biết: “Hươu có vòng đời khoảng 20 năm, khi được 2 tuổi sẽ bắt đầu mọc nhung. Từ  5 đến 10 tuổi sẽ cho lấy nhung 2 lần/năm. Dưới 5 tuổi và trên 10 tuổi cho lấy nhung mỗi năm 1 lần. Nuôi hươu khá nhàn lại không tốn chi phí. Thức ăn ưa thích của chúng chỉ là các loài cỏ màu xanh, chát, đắng, vỏ quả, thân cây, hoa chuối. Ngoài nguồn thức ăn có sẵn trong vườn, hàng ngày ông Chinh chỉ mất 20 nghìn tiền xăng xe sang các khu chợ để xin vỏ ngô, mít, dứa... về cho hươu ăn. Hiện nay, số hươu trong vườn nhà đã lên đến 50 con”.

Ngoài nuôi ong, hươu, trang trại của ông Chinh còn nuôi 4.000 con ếch; 2 vạn cá rô đồng; 8 con dúi; 4 con nhím; trồng thanh long… Trung bình mỗi năm, gia đình ông thu được 20kg nhung hươu, 1.000 lít mật ong… Tất cả sản phẩm của trang trại được người dân cũng như thương lái khắp nơi tìm về thu mua. Trừ chi phí, nguồn thu lợi nhuận mang về từ trang trại đạt khoảng 1 tỷ đồng/năm.

 

 

 

Phạm Trang
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top