Với năng suất bình quân khoảng 20 tấn/ha, mỗi ha thu hoạch thời điểm hiện nay đạt giá trị sản xuất gần 200 triệu đồng với lợi nhuận khoảng 50%.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)
Hiện nay, dứa tại huyện Tân Phước nằm trong vùng Đồng Tháp Mười (Tiền Giang) đang có giá cao khiến người dân phấn khởi vì thu nhập tốt.
Theo ông Cao Văn Sáng - Chủ tịch Hội nông dân xã Thạnh Mỹ, giá dứa thương phẩm thương lái đang thu mua ở mức từ 9.000-10.000 đồng/kg, tùy theo chất lượng và địa bàn xa gần. Mức giá này cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Với năng suất bình quân khoảng 20 tấn/ha, mỗi ha thu hoạch thời điểm hiện nay đạt giá trị sản xuất gần 200 triệu đồng với lợi nhuận khoảng 50%.
Vào lập nghiệp tại huyện Tân Phước cách đây đã trên 20 năm, ông Cao Văn Sáng là một trong những nông dân tiên phong hưởng ứng chủ trương nhà nước về khai hoang sản xuất trên vùng Đồng Tháp Mười để mở mang trồng trọt, ổn định cuộc sống.
Hiện gia đình ông Sáng canh tác 6ha dứa với sản lượng hàng năm khoảng 100 tấn quả cung ứng ra thị trường. Nhiều năm liền, ông Sáng được bình chọn là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu của địa phương.
Trong những năm vừa qua, giá dứa có lúc giảm chỉ còn 3.500-4.000 đồng/kg tùy thời điểm khiến thu nhập nông dân vùng chuyên canh khá bấp bênh. Việc giá dứa hồi phục và tăng mạnh thời gian gần đây do nhu cầu thị trường cao nhưng nguồn cung hạn chế.
Giá dứa thương phẩm hồi phục và tăng mạnh đã góp phần động viên nông dân tiếp tục đầu tư thâm canh, chăm sóc để đạt năng suất và sản lượng cao. Chất lượng nông sản hàng hóa nâng lên giúp người trồng có thu nhập khá để ổn định cuộc sống.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước Huỳnh Văn Bườn cho biết, dứa là cây trồng chủ lực của vùng Đồng Tháp Mười (Tiền Giang) đem lại giá trị kinh tế cao, giúp nông dân địa phương tạo dựng nên cơ nghiệp vững vàng. Tân Phước hiện đã xây dựng được vùng chuyên canh dứa trên 15.000ha - lớn nhất tỉnh Tiền Giang, mỗi năm cho sản lượng trên 260.000 tấn quả cung ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Để giải quyết đầu ra cho cây trồng chủ lực, địa phương đã tổ chức mạng lưới hàng trăm cơ sở thu mua, chế biến, phân phối để đảm bảo việc thu mua, tiêu thụ dứa cho nông dân.
Ngoài dứa tươi, người dân còn chế biến nhiều mặt hàng tiện ích phục vụ đời sống từ dứa như mứt dứa, kẹo dứa, nước màu dứa, nước giải khát… giúp đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế cây dứa vùng Đồng Tháp Mười.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024, Hội nghị “Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đã được tổ chức vào ngày 28/11 đến ngày 4/12, trên địa bàn tỉnh Long An.