Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 26 tháng 6 năm 2024  
Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2019 | 9:10

Gia Lai:Huyện Phú Thiện có “nôn nóng” khi cưỡng chế lúa của người dân?

Nhiều người dân ở thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện (Gia Lai) vô cùng bức xúc khi chính quyền địa phương này cho người điều khiển máy móc thiết bị cưỡng chế đất bằng cách ban, ủi ruộng lúa đang chuẩn bị vào thời kỳ thu hoạch.

Nhà ông KPắ Tơl có 5.200m2 đất trồng lúa nước 2 vụ thuộc thửa đất số 17, 18, 19, 27, 28, 29, tại tổ dân phố 4, thị trấn Phú Thiện; được UBND huyện Phú Thiện quy hoạch xây dựng Trường mầm non thị trấn Phú Thiện. Theo ông Tơl, việc xây dựng trường giúp con em có nơi học hành đàng hoàng thì ông rất hoan nghênh, ủng hộ giao đất. Tuy nhiên, huyện đưa ra mức giá đền bù quá thấp chỉ 20.000 đồng/m2 nên trong nhiều lần làm việc với chính quyền địa phương, gia đình ông kiến nghị tăng mức giá sao cho thấu tình hợp lý nhưng chính quyền không chấp thuận.
 
Quá trình thương thảo vẫn chưa có hồi kết thì ngày 20/11/2019, ông Rơ Chăm La Ni, Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông KPắ Tơl. Tuy nhiên, đến ngày 24/11/2019, gia đình ông Tơl mới nhận được quyết định và ngày 29/11/2019, chính quyền huyện đã điều động xe ủi, cả trăm cán bộ đến cưỡng chế cày, phá ruộng lúa nước của gia đình ông đang chuẩn bị vào thời kỳ thu hoạch. Ông Tơl cho biết: “Chỉ mới 5 ngày sau khi gia đình tôi chính thức nhận quyết định cưỡng chế mà huyện đã đưa máy móc đến san bằng ruộng lúa của gia đình tôi là không đúng quy định pháp luật. Điều này khiến chúng tôi vô cùng bức xúc. Chưa kể, ruộng đang chuẩn bị thu hoạch, chỉ cần chờ vài ngày nữa là mọi chuyện sẽ đâu vào đấy nhưng chính quyền lại quá nôn nóng”. Theo ông Tơl, gia đình đã tốn rất nhiều tiền đầu tư chi phí cải tạo diện tích đất nói trên để trồng trọt, chăm sóc để có cái ăn nhưng huyện đền bù tiền không tương xứng nên ông không thể chấp nhận được.
img_4092.JPG
img_4090.JPG
Chính quyền huyện Phú Thiện điều động xe ủi đến cưỡng chế cày, phá ruộng lúa nước của gia đình ông Tơl

 

Ông Đỗ Văn Nguyên, người có diện tích đất ở gần ruộng lúa của gia đình ông KPắ Tơl cho hay: Tôi thống nhất với chủ trương thu hồi đất, thống nhất với diện tích thu hồi 1.170,5m2 thuộc thửa đất 26 đất trồng lúa của gia đình để xây trường học cho các cháu. Tuy nhiên, nếu như theo giá đền bù như hiện nay thì với diện tích đó, gia đình tôi chỉ nhận được hơn 20 triệu đồng tiền bồi thường, thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực trên thị trường nên gia đình tôi không đồng ý và yêu cầu chính quyền tăng giá nhưng không được giải quyết.
 
Theo báo cáo của Hội đồng bồi thường huyện Phú Thiện thì qua 6 lần đối thoại các hộ dân đã thống nhất chủ trương thu hồi đất của Nhà nước để thực hiện dự án, thống nhất khối lượng vướng bồi thường giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, các hộ dân vẫn chưa thống nhất về giá trị bồi thường. Các hộ dân cho rằng do mức giá đền bù quá thấp nên quyết không nhận và yêu cầu bồi thường thoả đáng.
 
Trong buổi đối thoại về việc thu hồi đất, người dân đã có nhiều ý kiến, kiến nghị yêu cầu về phương án đền bù giá đất. Tuy nhiên, UBND Phú Thiện vẫn bất chấp để thu hồi đất của người dân, đẩy các hộ gia đình vào cảnh khó khăn.
 
Trong khi đó, đại diện chính quyền huyện Phú Thiện cho rằng, để xây dựng Trường mầm non thị trấn Phú Thiện, huyện phải thu hồi đất của 3 hộ dân. UBND huyện đã lên phương án đền bù và đã thực hiện việc chi trả cho người dân; nhưng 2 hộ của ông KPắ Tơl và Đỗ Văn Nguyên thì không chịu nhận tiền đền bù vì cho rằng giá đền bù quá thấp. Mặc dù UBND huyện đã nhiều lần vận động, nhưng các hộ trên vẫn không đồng ý nên UBND huyện đã tiến hành cưỡng chế để bàn giao mặt bằng cho kịp tiến độ.
 
Khi phóng viên hỏi vậy việc cưỡng chế trong khi ruộng lúa đang thời kỳ gần thu hoạch như vậy đúng chưa thì Chánh Văn phòng UBND huyện Phú Thiện trả lời: “Sẽ trả lời các câu hỏi của phóng viên bằng văn bản”. Tuy nhiên từ đó đến nay huyện vẫn bặt âm vô tín. Khi phóng viên điện thoại hỏi thì Chánh Văn phòng UBND huyện này đáp đang chỉ đạo mấy anh em làm.
img_20191222_170457.jpg
img_20191222_170502.jpg

Bất chấp kiến nghị của người dân, UBND huyện cho đơn vị thi công tiếp tục xây dựng công trình khiến người dân nơi đây mất lòng tin vào chính quyền địa phương

Ghi nhận của phóng viên tại hiện trường tại khu vực cưỡng chế, thì hiện nay đơn vị thi công đã đổ đất đá, san ủi mặt bằng trong khi gia đình ông KPắ Tơl và gia đình ông Nguyên còn đang khiếu nại việc này. Ngày 10/12/2019, Thanh tra tỉnh Gia Lai có Công văn số 536/TTr-NV2 gửi đến Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện yêu cầu giải quyết đơn của ông KPắ Tơl về việc UBND huyện Phú thiện cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông chưa đúng quy định. Sự việc chưa giải quyết dứt điểm, người dân vẫn đang kiến nghị vì phương án đền bù chưa thỏa đáng thì mới đây UBND huyện bất chấp cho các đơn vị tiếp tục sản ủi mặt bằng, đổ đất đá, làm móng xây dựng công trình.
 
Việc xây dựng Trường mầm non thị trấn Phú Thiện là một chính sách đúng và có ý nghĩa hết sức to lớn, nhưng cách xử lý của UBND huyện Phú Thiện liệu đã thỏa đáng? Đề nghị UBND tỉnh Gia Lai, các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc làm rõ cũng như có hướng giải quyết thấu tình đạt lý cho người dân.
 
Được biết, dự án xây dựng Trường mầm non thị trấn Phú Thiện được quy hoạch với tổng diện tích 0,71ha tại khu Trung tâm hành chính huyện. Quy mô xây dựng 2 tầng, 10 phòng học, công trình cấp 3, diện tích xây dựng là 425m2, diện tích sàn 828m2.
 
Báo Kinh tế Nông thôn tiếp tục thông tin diễn biến vụ việc đến bạn đọc./.
Quốc Hùng - Trường Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Hà Tĩnh: Trao tặng nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam

    Hà Tĩnh: Trao tặng nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam

    Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương đã phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Hà Tĩnh trao tặng ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chị Lê Thị Tú Anh – nạn nhân chất độc da cam tại Thôn Đông Xá, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

  • Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Sau 1,5 tháng kêu gọi ủng hộ chung tay vì người nghèo, tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” của Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận hơn 4,6 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ.

  • “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    Chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, trong tháng 5 này, các cấp hội Chữ thập đỏ trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.

  • Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Lãnnh đạo quận Tây Hồ cho biết, sẽ tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội).

  • Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang là chương trình tổ chức hai năm một lần với nhiều hoạt động, sự kiện du lịch, văn hóa, lễ hội, thể thao, ẩm thực quy mô, phong phú, đa dạng, đặc sắc.

  • Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Tháng 6, những đồi mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai) chín rộ, quả mọng, ngọt đậm khiến nhiều du khách thích thú với trải nghiệm tự tay thu hoạch mận tại vườn.

Top