Sau 10 năm triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, bức tranh giao thông nông thôn (GTNT) tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Khó khăn nhiều mặt
Trước khi triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, xuất phát điểm về hạ tầng giao thông của các xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khá thấp; thời ấy, toàn tỉnh chỉ có 01 xã đạt tiêu chí giao thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM (đạt 0,7%). Trong khi đó, chiều dài đường GTNT của tỉnh khá lớn, sự kết nối còn thiếu đồng bộ; chủ yếu đều là đường cấp thấp, cấp phối, đường đất; toàn tỉnh có tới 10.000 km đường liên xã, liên xóm, đường nội đồng cần phải được thi công, phải được nâng cấp. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch hạ tầng giao thông nông thôn ở các xã còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tuyến đường để xác định đâu là đường trục xã, trục xóm, đường ngõ xóm, đường nội đồng.
Đường bê tông đã len lỏi vào các bản ở Thái Nguyên.
Những năm 2010, Thái Nguyên vẫn là tỉnh còn nhiều khó khăn, việc hỗ trợ xi măng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ giá trị công trình (chiếm khoảng 25% - 30% tổng mức đầu tư xây dựng); trong khi đó nhiều công trình đầu tư ở khu vực có mật độ dân cư thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, việc huy động người dân đóng góp bị hạn chế.
Công tác thông tin tuyên truyền luôn được các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng quan tâm thực hiện nhưng nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa thực sự hiểu đúng về Chương trình xây dựng NTM cũng là một hạn chế tới việc đóng góp, hiến đất làm đường ở một số nơi.
Định vị vai trò cơ quan chuyên ngành
Ông Trần Văn Long, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh cho biết: Xác định rõ những mục tiêu và khó khăn trong xây dựng hạ tầng GTNT theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, ngành giao thông vận tải với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đã chủ động cùng các địa phương từng bước hoàn thiện các chỉ tiêu đặt ra trong xây dựng NTM đến năm 2020 về lĩnh vực giao thông vận tải.
Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản định hướng, hướng dẫn các địa phương thực hiện hiệu quả các tiêu chí liên quan đến lĩnh vực giao thông, tới việc xây dựng đường sá; thường xuyên phối hợp nhịp nhàng với Văn phòng điều phối Chương tỉnh MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh kiểm tra, rà soát, hướng dẫn các xã, các đơn vị liên quan thực hiện.
Công tác tập huấn về quản lý, xây dựng đường GTNT cũng được Sở xác định đây là khâu quan trọng, nhất là đối với cấp xã; Sở đã tổ chức 5 khóa tập huấn ngắn hạn cho cán bộ, công chức các xã trên địa bàn tỉnh về quản lý, xây dựng GTNT với trên 400 cán bộ tham gia.
Ngoài ra, Sở còn thực hiện tốt việc chung tay xây dựng nông thôn mới mà tỉnh đã phát động, Đoàn Thanh niên của Sở đã hỗ trợ toàn bộ chi phí khảo sát thiết kế và tư vấn giám sát, hỗ trợ 50% chi phí quản lý dự án với tổng giá trị trên 2 tỉ đồng giúp xã Phú Xuyên (huyện Đại Từ) nâng cấp hệ thống đường trục xã; hỗ trợ xã Phương Giao (huyện Võ Nhai) 60 triệu đồng thi công đường vào khu Lân Thùng, xóm Đồng Dong; Cán bộ công chức, NLĐ toàn ngành đóng góp và hỗ trợ 100 triệu đồng cho việc xây dựng đoạn đường đầu Cầu treo Làng Héo (huyện Định Hóa).
Chuyển biến mạnh mẽ
Nếu như năm 2010, Thái Nguyên chỉ có 03 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài 184 km và 289 km tỉnh lộ nhựa hóa được 85%. Đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã có 01 tuyến cao tốc, 07 tuyến đường tiêu chuẩn Quốc lộ với tổng chiều dài 305km thảm BTN và 374 km tỉnh lộ đã nhựa hóa, bê tông hóa 100%.
Hệ thống giao thông nông thôn không ngừng hoàn thiện, toàn tỉnh đã xây dựng mới, cải tạo, cứng hóa được 8.005 km đường giao thông; có 104/139 xã đạt tiêu chí về giao thông, nâng tỷ lệ số xã đạt tiêu chí này từ (0,7% năm 2011) lên (74,8% năm 2019). Kinh phí thực hiện chương trình xây dựng cầu dân sinh, đảm bảo an toàn giao thông cho vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2014 – 2020 cũng được tỉnh quan tâm mạnh mẽ; đến nay, đã hoàn thành đưa vào sử dụng 07 cầu treo dân sinh, 16 cầu cứng, đang khảo sát, thiết kế 13 cầu, tiếp tục đề xuất bổ sung 55 cầu vào dự án.
Về Thái Nguyên hôm nay, đi từ vùng thấp cho tới vùng cao, đâu đâu chúng ta cũng thấy sáng trắng những con đường, lúc thì thắng tắp, lúc thì uốn lượn qua các đồi chè, rừng keo xanh ngút. Đi sâu vào các bản, xuất hiện nhiều cây cầu mới vững chắc, không cheo veo, chon von như các cầu treo trước kia. Kinh tế của người dân trong tỉnh đang phát triển không ngừng, nhiều ngôi nhà kiên cố đang rầm rộ mọc lên như ghen tị với những cung đường chắc chắn...
Với tốc độ chuyển mình liên tục như hiện nay, hệ thống giao thông nông thôn của Thái Nguyên sẽ ngày một thêm thông thoáng và hoàn thiên hơn trong thời gian tới; các xã chưa cán đích nông thôn mới, ắt sẽ sớm hoàn thành, nhất là các tiêu chí liên quan đến lĩnh vực giao thông.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.