Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 28 tháng 9 năm 2020 | 14:7

Gương sáng người cao tuổi

Người cao tuổi làm kinh tế vườn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm không phải là hiếm.

Tuổi cao và những kinh nghiệm trong quá trình lao động, sản xuất đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình, xã hội và là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ.

 

t36.jpg
Ông Lê Văn An bên vườn ổi găng của mình (Cự Khối, Long Biên).
 

Làm giàu từ đặc sản ổi găng

Người làm vườn ở phường Cự Khối (Long Biên, Hà Nội) không ai là không biết đến ông Lê Văn An, nhà ở tổ 4, năm nay ông trên 75 tuổi. Gặp ông tại vườn ổi của gia đình được trồng ở vùng bãi sông Hồng, tôi nhận thấy, dù tuổi của ông đã vào dạng “xưa nay hiếm” nhưng trông ông vẫn còn rất tráng kiện.

Ông An cho biết, quê tôi là vùng ngoại thành Hà Nội, cuộc sống chỉ trông vào mấy mảnh ruộng, cơm không đủ mà ăn, người dân  sau những ngày mùa lại rủ nhau về làng gốm Bát Tràng hay sang nội thành Hà Nội để làm thuê kiếm thêm.

Nhưng kể từ khi đổi mới, Nhà nước có nhiều chính sách cởi mở cho người nông dân, đặc biệt là chính sách giao đất cho dân để phát triển kinh tế trang trại, người dân chúng tôi khấm khá lên nhiều. Đất bãi ven sông Hồng rất phù hợp với các loại cây ăn quả. Cây ổi găng là một trong những cây ăn quả được người nông dân trên địa bàn phường Cự Khối đưa về trồng từ năm 2002, đến năm 2007 thấy hiệu quả, bà con đã mở rộng diện tích, ban đầu từ 50ha, giờ đã lên đến 250ha.

Gia đình ông có khoảng 3ha đất bãi bồi sông Hồng, năm 2002, thấy việc trồng ổi găng có hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng cây rau màu, ông mạnh dạn chuyển toàn bộ sang trồng ổi. Từ kinh nghiệm học hỏi những gia đình đi trước, tham khảo từ các chuyên gia và đặc biệt là có thời gian theo dõi sự phát triển của cây ổi, vườn ổi của gia đình ông cho thu nhập tương đối cao. Ông An nhẩm tính, nếu trừ mọi chi phí, mỗi năm gia đình thu về trên dưới 250 triệu đồng.

Không những phát triển kinh tế cho gia đình, ông còn vận động bà con cùng chuyển đổi.

Bà Nguyễn Thị Lan, nhà ở tổ 4, phường Cự Khối chia sẻ,  trước đây thu nhập của gia đình chủ yếu là từ các loại rau, màu. Từ khi được ông An hướng dẫn kỹ thuật, chúng tôi không trồng rau nữa mà chuyển sang trồng ổi, thu nhập cao hơn nhiều lần, gia đình hiện có thu trên 200 triệu đồng/năm.

Ông Ngô Văn Nam, Chủ tịch UBND phường Cự Khối, cho biết, ông An hiện là Chủ tịch Hội Người cao tuổi của phường. Ông là con người năng nổ, biết làm kinh tế vườn, đã vận động người dân có đất bãi chuyển đổi cây trồng sang trồng cây ổi găng cho thu nhập cao hơn gấp chục lần trước đây. Với kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực trồng trọt của mình, ông An đã phổ biến cho bà con trồng cây đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Còn sức còn làm vườn

Mặc dù đã nghỉ công tác hơn 10 năm qua, nhưng ông Nguyễn Viết Vọng, hội viên Hội Người cao tuổi xã Đông Tảo (Khoái Châu - Hưng Yên) lại có một suy nghĩ rất đơn giản, còn sức khỏe ông còn làm, nghỉ công tác nhưng không thể nghỉ làm vườn.

 

t37.JPG

Vườn bưởi Diễn của ông Nguyễn Viết Vọng (Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên).

 

Đến thăm ông vào một ngày đầu thu, chúng tôi vẫn thấy ông miệt mài với việc cắt ghép cây ăn trái. Chỉ cho chúng tôi vườn bưởi Diễn rộng 3 sào, ông cho biết, ngay sau nghỉ công tác, tôi đã về tận vùng bưởi Diễn (Bắc Từ Liêm) để mua cây giống.

Tuy tuổi cao nhưng vẫn còn khỏe là những điều kiện để cho tôi chăm sóc vườn bưởi Diễn. Mặc dù địa phương của có truyền thồng chăn nuôi và có đặc sản gà Đông Tảo nổi tiếng, nhưng đất rộng, màu mỡ do thiên nhiên ban tặng, rất phù hợp với việc trồng cây ăn trái, do vậy, tôi quyết định trồng bưởi.

Ông Vọng cho biết, trồng loại bưởi Diễn đến năm thứ 7 là cho thu hoạch, công sức không tốn nhiều nhưng thu lợi lớn, trung bình mỗi năm tôi cũng thu được trên 300 triệu đồng. Thích nhất là những tháng cuối năm, thương lái về tận vườn để thu mua, chất lượng quả ngon, ngọt không thua gì bưởi Diễn được trồng trên chính đất Diễn.

Là hội viên Hội Người cao tuổi, ông Nguyễn Văn Khanh có thu nhập khá cao từ làm vườn.  Chỉ cho tôi vườn bười Diễn sai trĩu quả, ông cho biết, tất cả nhà cửa, ti vi, xe máy, điều hòa... đều từ những cây bưởi Diễn này mà ra.

Ông Khanh kể, năm 2003 ông về tận vùng đất Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để mang giống bưởi nổi tiếng ở đây về trồng, vì ông biết giống bưởi này được rất nhiều người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn. Từ những cây bưởi đầu tiên, sau 5 năm trồng, lứa quả đầu tiên bắt đầu cho gia đình ông một vụ thu hoạch tương đối khá. Với sự phát triển suôn sẻ từ cây bưởi Diễn, ông mạnh dạn đầu tư để mở rộng diện tích trồng loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao này.

Với diện tích trồng bưởi trên 2ha,  trừ chi phí, gia đình ông Khanh thu lãi 350 - 400 triệu đồng/năm.

Chủ tịch UBND xã Đông Tảo, ông Nguyễn Văn Chiến, cho biết, những năm vừa qua, người cao tuổi trên địa bàn xã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Ngoài làm vườn giỏi để nâng cao thu nhập cho gia đình, người cao tuổi xã Đông Tảo còn có vai trò rất lớn trong việc tuyên truyền, tham gia xây dựng nông thôn mới. Hội Người cao tuổi là một trong những thành phần của thanh tra nhân dân, giám sát mọi công trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Nông thôn mới của xã Đông Tảo thành công cũng là nhờ sự tham gia giám sát và đóng góp những kinh nghiệm quý báu trong vận động và quản lý của các cụ.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Người cao tuổi là của quý vô giá của dân tộc, của Nhà nước”. Ngày hôm nay, khi đất nước đang ngày càng đổi mới và hội nhập, người cao tuổi vẫn luôn là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau học hỏi, nhất là trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và làm giàu từ mảnh vườn của gia đình ở nông thôn.

 

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

    Theo đó, tại Kế hoạch số 145 ngày 17/4/2024 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Đồng Nai năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

  • Nghệ An: Trên 4.200ha lúa hè thu có nguy cơ thiếu nước tưới

    Nghệ An: Trên 4.200ha lúa hè thu có nguy cơ thiếu nước tưới

    Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị triển khai đề án sản xuất trồng trọt vụ hè thu-mùa năm 2024.

Top