Những năm gần đây, Hội Làm vườn người cao tuổi xã Tân Hưng (Đồng Phú - Bình Phước) đã tập hợp được đông đảo cán bộ, nông dân đam mê làm vườn. Từ đó, xuất hiện nhiều gương người cao tuổi dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế.
Ông Phạm Văn Tám (trái) và ông Trần Văn Bơn.
Hội thành lập năm 2010 với 7 hội viên, đến nay đã thu hút 20 hội viên tham gia. Ban chủ nhiệm Hội luôn tuyên truyền, vận động nông dân tích cực lao động, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Hằng tháng, Hội sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ hội viên tìm đầu ra cho sản phẩm.
Ông Võ Minh Châu, Chủ tịch Hội, dẫn chúng tôi đến thăm gia đình ông Phạm Văn Tám, ngụ ấp Pa Pếch. Năm 2000, ông Tám từ Đồng Tháp lên Bình Phước làm thuê, được người quen cho mượn 3ha đất trắng để trồng mì (sắn). Vụ mì đầu tiên, thu được 29 triệu đồng, ông Tám đầu tư 15 triệu đồng mua 4ha đất để trồng bí đỏ, thu được 25 triệu đồng/vụ; có vốn, ông trồng thêm xoài cát. Sau 3 năm, xoài cho thu hoạch nhưng trái bị nứt và thối nên ông chặt bỏ. Năm 2010, tham gia Hội Làm vườn người cao tuổi xã Tân Hưng, từ đây, ông có điều kiện tìm hiểu nhiều cách làm kinh tế hiệu quả, được tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, từ đó thử nghiệm trồng điều xen càphê, bưởi da xanh. Qua nhiều năm chuyển đổi cây trồng phù hợp, đến nay, ông có 200 gốc bưởi da xanh trồng xen trong vườn tiêu 500 nọc, tổng thu nhập năm 2015 đạt 350 triệu đồng.
Bước sang tuổi 70 nhưng ông Trần Văn Bơn ngụ ấp Suối Nhung vẫn áp dụng mô hình kinh tế tổng hợp với 3ha cao su, 2ha càphê và trồng xen 300 nọc tiêu trong vườn điều. Ông Bơn chia sẻ: “Sau khi tham gia Hội Làm vườn người cao tuổi, tôi được tham quan học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, được Hội tạo điều kiện vay vốn nên hiệu quả kinh tế tăng cao”. Năm 2015, ông thu hơn 350 triệu đồng từ vườn điều, càphê, tiêu.
Ông Châu cho biết: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người cao tuổi tham gia Hội Làm vườn và phối hợp với ngành chức năng tạo điều kiện cho hội viên tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, chuyển giao khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích”.
Khắc Bảy
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.