Hà Nam quyết tâm đưa các sản phẩm OCOP phát triển theo hướng bền vững
Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc triển khai thực hiện Chương trình sản phẩm OCOP gặp khó, nhưng bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân, Hà Nam quyết tâm đưa các sản phẩm OCOP phát triển theo hướng bền vững.
Đề án mỗi xã một sản phẩm đã đem lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Thành công bước đầu cho thấy, chương trình là điểm đột phá để phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả, bền vững; mở ra cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm có lợi thế của địa phương; thúc đẩy phát triển các hình thức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những giải pháp quan trọng góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển nội lực, điều kiện tự nhiên, văn hóa đặc trưng của địa phương; góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nâng cao giá trị gia tăng sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng bền vững.
Sản phẩm Nấm đông trùng hạ thảo
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, tỉnh Hà Nam đã xây dựng, ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 và kết quả đã thành công bước đầu.
Năm 2020, UBND tỉnh Hà Nam đã công nhận xếp hạng cho 41 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh trở lên (trong đó có 16 sản phẩm đạt 4 sao, 23 sản phẩm đạt 3 sao) của 22 chủ thể, trong đó có 11 doanh nghiệp, 3 hợp tác xã, 8 hộ gia đình, tại 16 xã, 02 phường, 02 thị trấn. Hà Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 150 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng từ 3 sao trở lên.
Các sản phẩm OCOP thế mạnh của Hà Nam thuộc ngành thực phẩm (nhóm thực phẩm tươi sống và thực phẩm thô sơ chế) cụ thể: Rau, sữa tươi, chế biến từ gạo (bún, phở, miến, bánh đa nem), chế biến từ thủy sản (Ruốc cá, Chả cá, Cá kho).
Trao đổi với phóng viên về những thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại tỉnh Hà Nam ông Nguyễn Đức Vượng, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Xác định Đề án mỗi xã một sản phẩm sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Chính vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã sớm ban hành Quyết định 1939/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch để triển khai thực hiện. Các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình phần lớn là sản phẩm làng nghề, một số sản phẩm đã có tiếng trên thị trường như: Chuối ngự Đại Hoàng, Cá kho Nhân Hậu, bánh Đa nem làng Chều... nên có nhiều thế mạnh, lợi thế.
Tỉnh đã phê duyệt danh mục sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm rau, củ, quả, gạo chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ gạo đây là các mặt hàng truyền thống, dễ tiêu thụ như bánh đa nem làng Chều, bún, bánh tráng... cùng với đó hệ thống các làng nghề, làng nghề truyền thống đa dạng, các sản phẩm cũng được ưu tiên phát triển theo các làng nghề.
Sản phẩm Cá kho Nhân Hậu
Đây là Chương trình mới nên nhận thức của một số cán bộ, chủ thể sản xuất sản phẩm còn hạn chế, chưa đầy đủ, do đó, việc triển khai thực hiện Chương trình bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện Đề án.
Trong thời gian qua, các hợp tác xã, cơ sở sản xuất và kinh doanh mới chỉ tập trung sản xuất sản phẩm nguyên liệu chưa chú trọng đến việc chế biến, bảo quản, xây dựng nhãn mác, thương hiệu, quảng bá sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế. Cùng với đó, chất lượng nhiều loại sản phẩm chưa cao, không đồng đều, chưa được tiêu chuẩn hóa; mẫu mã bao bì, kiểu dáng còn sơ sài, thiếu tính thương mại; số lượng sản phẩm đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp còn ít…
Chưa có nhiều hình thức tổ chức kinh tế tham gia vào chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ; sản xuất vẫn chủ yếu là tự phát, quy mô nhỏ, manh mún; việc áp dụng công nghệ tiến bộ vào sản xuất còn hạn chế.
Các sản phẩm sản xuất tại các địa phương còn nhỏ lẻ, sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình chưa nhiều, chất lượng sản phẩm còn ở tầm địa phương, mẫu mã, bao bì sản phẩm chưa được hoàn thiện, tính cạnh tranh yếu, công tác quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, giới thiệu, tiếp thị sản phẩm chưa được chú trọng, vì vậy, khả năng cạnh tranh của sản phẩm OCOP trên thị trường chưa được như mong đợi.
Ông Nguyễn Đức Vượng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam nhấn mạnh, trong thời gian tới, Hà Nam quyết tâm đưa các sản phẩm OCOP phát triển theo hướng bền vững. Chính vì vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đổi mới hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả nhằm thay đổi nhận thức từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tổ chức, điều hành, cho đến người dân, nhất là các chủ thể sản xuất để mọi người hiểu đúng mục đích, ý nghĩa, cũng như lợi ích khi tham gia Chương trình, từ đó mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương. Coi phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp; giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành chuyên môn để xây dựng, thực hiện đề án, kế hoạch triển khai chương trình OCOP.
Sản phẩm của HTX thủy sản sông trong ao Hải Đăng
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ đối với các sản phẩm OCOP sau khi được UBND tỉnh công nhận, trong đó, tập trung vào các dịp lễ hội của tỉnh, của Quốc gia. Phối hợp xúc tiến các sản phẩm OCOP vào các trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn; tổ chức lựa chọn sản phẩm tiêu biểu tham gia hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.
Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất, thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát tiêu chuẩn, chất lượng, mã số, mã vạch, dán tem truy xuất nguồn gốc… cung cấp ra thị trường các sản phẩm đúng tiêu chuẩn, đảm bảo về chất lượng sẽ tác động rất nhanh đến người tiêu dùng, đây là yếu tố chính để xây dựng được thương hiệu sản phẩm OCOP trên thị trường.
Ngoài ra, để thúc đẩy chương trình OCOP, Ủy ban ban nhân dân tỉnh sẽ ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất tham gia chương trình để mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng công nghệ trong sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm, hoàn thiện mẫu mã, bao bì, an toàn thực phẩm, đăng ký thương hiệu,… cũng như các chính sách đặc thù khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Đức Vượng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho biết thêm, để phát triển sản phẩm OCOP ở mỗi địa phương theo hướng bền vũng: Chính phủ sớm ban hành Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở Chương trình mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2021-2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn thực hiện quy trình đánh giá, phân hạng lại sản phẩm OCOP sau 3 năm công nhận. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và các Bộ, ngành có liên quan thường xuyên tổ chức Chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu, kết nối thị trường cho các sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của các địa phương trong cả nước.
Chiều 21/11, UBND TP. Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số Hải Phòng. Đây là một trong những dự án quan trọng nhất, làm nền tảng thúc đẩy đột phá phát triển kinh tế số, xã hội số.
Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành NN-PTNT (14/11/1945 - 14/11/2024), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan gửi tới các đồng chí Lãnh đạo, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành lời chúc mừng tốt đẹp và trân quý nhất.
Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Đà Nẵng vừa tổ chức Lễ phát động Giải báo chí về Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ 5, năm 2024-2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.