Bên cạnh những công trình vi phạm phát sinh và tồn tại trên đất nông nghiệp chưa bị xử lý; một số địa phương trên địa bàn Hà Nội đang quyết liệt vào cuộc xử lý...
Quyết liệt xử lý vấn đề vi phạm trên đất nông nghiệp
Bên cạnh mặt hạn chế thì một số địa phương đã quyết liệt vào cuộc xử lý vi phạm, không để tái diễn tình trạng xâm chiếm đất nông nghiệp, làm sai mục đích sử dụng đất, thu hời bất chính. Đơn cử như địa bàn thuộc UBND phường Kiến Hưng (Hà Đông – Hà Nội).
Phường Kiến Hưng đã và đang hình thành một số khu đô thị mới liền kề với trục đường phát triển phía Nam, nơi có khu đô thị Thanh Hà. Chính vì vậy, thời gian qua, một số khu đất nông nghiệp ven đường giao thông ở đây đã bị hàng chục hộ dân tranh thủ những ngày nghỉ, ngày lễ dựng lều lán tạm bằng khung sắt, mái tôn làm kho chứa hàng hóa, nhà xưởng sản xuất. Sau nhiều lần vận động, tuyên truyền, đồng thời yêu cầu các hộ dân tháo dỡ công trình vi phạm, tuy nhiên, những ngày qua vẫn còn một số trường hợp tái phạm hoặc chỉ tháo dỡ công trình vi phạm mang tính chất đối phó.
Cùng với đó, tại những khu đất nông nghiệp nằm liền kề với tuyến đường Phúc La - Văn Phú, xa trung tâm phường nên cứ vào thời điểm ban đêm là các đối tượng thường đổ trộm rác thải, phế thải xây dựng ra để san gạt mặt bằng, chờ có cơ hội là sẽ dựng nhà xưởng bằng khung sắt, mái tôn. Để xử lý dứt điểm vi phạm, ngoài việc thu dọn phế thải xây dựng, đồng thời rào tôn chắn các khu đất, UBND phường còn giao nhiệm vụ cho Công an phường tăng cường tuần tra, kiểm soát, ứng trực, mật phục bắt giữ, xử phạt hàng chục trường hợp vi phạm. Nhờ có sự quyết liệt nên các trường hợp mới không dám tái vi phạm.
Còn tại khu đất nông nghiệp ở dưới đường dây điện cao thế và khu vực gần hành lang đường sắt liền kề khu dân cư tổ dân phố 20 thời gian qua đã bị một số trường hợp cố tình vi phạm dựng khung sắt, mái tôn làm nhà xưởng rộng hàng 100m2 để làm nơi buôn bán, kho chứa hàng, cầu chợ. Cuối năm 2019, UBND phường đã nhiều lần vào cuộc xử lý, tháo dỡ công trình. Tuy nhiên, các trường hợp này vẫn cố tình tái vi phạm. Trước thực trạng này, những ngày gần đây, chính quyền địa phương tiếp tục vào cuộc vận động các trường hợp chấp hành theo sự chỉ đạo, thu dọn tài sản, tháo dỡ công trình, hoàn trả mặt bằng, nhưng đáng tiếc việc tháo dỡ vẫn chỉ mang tính chất đối phó, gây khó khăn cho công tác xử lý.
Theo quyền Chủ tịch UBND phường Kiến Hưng Đặng Trần Đức, thời gian qua, UBND đã phường đã quyết liệt xử lý nhiều công trình vi phạm và thu dọn vật liệu phế thải xây dựng bị đổ trộm ra các khu đất nông nghiệp, đất công gây ô nhiễm môi trường. Mặc dù đã quyết liệt như vậy nhưng nhiều trường hợp vẫn cố tình tái phạm khiến người dân và cán bộ rất bức xúc.
“Để giúp cho cảnh quan, môi trường trên địa bàn phương phong quang, sạch đẹp, thời gian tới, UBND phường cùng các cơ quan chuyên môn của quận sẽ cương quyết xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai, xây dựng, môi trường, không để vi phạm tồn tại. Có thực hiện được như vậy mới hoàn thành tốt kế hoạch Chương trình số 04-CTr/QU của Quận ủy Hà Đông đã đề ra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trật tự đô thị trên địa bàn”, ông Đặng Trần Đức nói.
Tuyên truyền vận động chấp hành quy định của pháp luật
Tại khu vực giáp với nghĩa trang Vạn Phúc, khu đất nông nghiệp bỏ hoang hóa, nhiều dự án xây dựng gần đó, cùng với việc thuận tiện trong giao thông nên khu vực này bỗng nhiên trở thành “điểm đáp” cho các xe tải đổ trộm rác thải, phế thải xây dựng.
Sau đó, khu vực này đã được một số hộ dân san gạt, thu dọn rác, phế thải rồi cho một số người thuê làm xưởng sản xuất đá tự nhiên, gara ô tô, điểm rửa xe…
Về những vi phạm tồn tại nêu trên, ông Nguyễn Văn Dự, Chủ tịch UBND phường Vạn Phúc, cho biết: Phường không thực hiện giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho người dân theo Nghị định 64/NĐ-CP mà do HTX Nông nghiệp quản lý chung, giao khoán cho xã viên sử dụng.
Tuy nhiên, trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với đó nhiều dự án trên địa bàn được triển khai, đáng chú ý, có khu đất thuộc xứ đồng Bồ Các (thuộc tổ dân phố 10, phường Vạn Phúc), khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.
Khu vực này là đất nông nghiệp xen kẹt khoảng 42.300m2, trong đó 21.791m2 nằm vào quy hoạch dự án mở mở rộng nghĩa trang quận Hà Đông đã có thông báo thu hồi đất số 296/TB-UBND ngày 5/10/2016 của UBND quận Hà Đông; 20.502m2 HTX nông nghiệp Vạn Phúc đang lập hồ sơ xin chủ trương đầu tư dự án thể thao cây xanh, bãi đỗ xe theo đề án 02/ĐA-QU của Quận ủy Hà Đông, hiện trạng trên đất có công trình nhà xưởng, trạm trộn bê tông thời điểm vi phạm vào khoảng những năm 2012, 2016.
Về quá trình xử lý, Chủ tịch UBND phường Vạn Phúc cho biết: Trước đó, ngày 11/1/2018, UBND phường đã xây dựng kế hoạch số 06/KH-UBND, Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 10/12/2018 về việc kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn phường; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý, khắc phục hạn chế công tác quản lý đất đai sau kết luận thanh tra thành phố.
Qua quá trình kiểm tra, rà soát từng trường hợp vi phạm, ngày 24/7/2019, UBND phường Vạn Phúc đã có báo cáo về kết quả kiểm tra hiện trạng quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn.
Đầu năm 2020, thực hiện chỉ đạo của UBND quận Hà Đông về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, nông nghiệp công ích, đất công trên địa bàn, sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy về việc kiểm tra xử lý theo từng giai đoạn đối với các tồng tại trên đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn, UBND phường Vạn Phúc đã xây dựng kế hoạch số 05/KH-UBND về việc xử lý vi phạm trên đất nông nghiệp tại Tổ dân phố 10 (khu xứ đồng Bồ Các).
Theo đó, giao các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền vận động chấp hành quy định của pháp luật, đồng thời tiến hành kiểm tra, rà soát và hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm hành chính tại xứ đồng Bồ Các, hoàn thành trong tháng 1/2020; tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch giải tỏa vi phạm trong trường hợp các hộ vi phạm không chấp hành các quyết định hành chính, hoàn thành việc giải tỏa trả lại nguyên trạng mặt bằng trong tháng 3/2020.
“Dù kế hoạch đã đặt ra như vậy nhưng trong mấy tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng dịch Covid-19 cùng với đó địa phương phải thực hiện nghiêm túc triển khai công tác phòng chống dịch, vì vậy, chưa thể triển khai thực hiện được kế hoạch xử lý vi phạm”, ông Nguyễn Văn Dự chia sẻ.
Vị Chủ tịch khẳng định, trong thời gian tới, phường tiếp tục tuyên truyền vận động, yêu cầu các hộ dân tháo dỡ công trình vi phạm trên xứ đồng Bồ Các, để trả lại nguyên trạng. Thực tế, từ ngày 2/7, lực lượng của phường đã trực tiếp thông báo, vận động tới các hộ. Và trong ngày 3 - 4/7 đã có một số hộ dân tự giác tháo dỡ lán, xưởng.
Để thực thi nhiệm vụ, thực hiện đúng quy định của pháp luật, UBND phường tiếp tục đôn đốc, giám sát việc tháo dỡ công trình tại khu vực, đồng thời hoàn thiện hồ sơ, kiên quyết xử lý dứt điểm vi phạm đối với trường hợp không chấp hành.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.