Hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp ở nhiều địa phương của Hà Nội đang bị sử dụng, mua bán sai mục đích nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng vẫn chưa xử lý dứt điểm, khiến dư luận bức xúc..
Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, tại khu vực phía cuối ngõ 52 phố Lê Quang Đạo (phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) xuất hiện hai công trình được xây dựng rất kiên cố trên đất nông nghiệp.
Quá trình ghi nhận thực tế của phóng viên, hai công trình nằm ở một diện tích đất rộng rãi, ở cuối ngõ 52 phố Lê Quang Đạo. Ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều thợ đang khẩn trương thi công tại cả hai công trình. Trong đó, một công trình đã xây dựng đến tầng thứ 3 và công trình còn lại đang chuẩn bị lên tầng 2; cả hai công trình này đều được xây dựng với kết cấu bê tông cốt thép vô cùng vững chắc.
Một số người dân sống xung quanh khu vực cho biết, hai công trình này vốn đều cùng thuộc một chủ. Dù được xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp chưa hề được chuyển đổi nhưng không hiểu vì lý do gì, hai công trình này cứ sừng sững mọc lên, mỗi ngày lại được xây dựng to hơn và chắc chắn hơn. Thế nhưng, tuyệt nhiên không thấy bóng dáng lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, xử lý. Dự kiến, cả hai công trình “khủng” này sẽ còn được xây dựng cao và kiên cố hơn nữa.
Cận cảnh hai công trình "khủng" đang được xây mới trên đất nông nghiệp ở cuối ngõ 52 Lê Quang Đạo (phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ảnh: doanhnghiepthuonghieu
Cũng theo phản ánh của người dân địa phương, khoảng hơn 2 năm trở lại đây, dọc tuyến đê sông Nhuệ (đường K2 kéo dài) xuất hiện rất nhiều công trình lớn nhỏ vô tư xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Dù những vi phạm này đã diễn ra trong suốt một thời gian dài nhưng đến nay vẫn chưa bị cơ quan chức năng xử lý.
Dù đang được quây tôn kín mít, nhưng đan xen vào đó là hàng loạt các công trình xây dựng lớn nhỏ được “án ngữ” trên đất nông nghiệp. Dọc tuyến đường này, nhiều lô đất còn được rao bán, quây tôn chia thành từng ô thửa riêng biệt.
“Do đất ở đây giá rẻ, cộng thêm việc xây dựng dễ dàng nên rất nhiều người tìm đến mua. Xây dựng thì rất đơn giản, người ta vẫn xây ầm ầm thế kia, ở đây tôi không thấy đơn vị nào đến kiểm tra”, người dân sống tại đường K2 cho biết.
Thông tin với báo chí về tình trạng vi phạm xây dựng diễn ra tràn lan trên địa bàn phường, một lãnh đạo phường Phú Đô (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: Hầu hết các công trình sai phạm đều tồn tại trên đất nông nghiệp và đất công bị lấn chiếm, đây là các công trình đã có từ trước do lịch sử để lại, nên chúng tôi không thể xử lý được.
“Phường đều nắm được các công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, nhưng này đều đực xây dựng và hoạt động trước năm 2014. Chính vì vậy theo quy định sử dụng đất đai đai thì các hộ này vẫn được phép hoạt động cho đến khi có quyết định thu hồi để thực hiện dự án”, vị này thông tin.
Nhiều người dân xứ Đồng Gò Chùa, xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường do các bãi tập kết vật liệu xây dựng (VLXD) và nguy cơ ô nhiễm môi trường một khi trạm trộn bê tông xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, ngay sát Đề Hạ, làng Trúc Động của Công ty Minh Tâm đi vào hoạt động.
Ông Nguyễn Ngọc Phần, Thủ từ của Đền Hạ cho biết: Việc xây dựng trạm trộn bê tông sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và vấn đề tâm linh nơi cửa đền.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND xã Đồng Trúc khẳng định: Công ty Minh Tâm chưa thực hiện đầy đủ các hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án và xã đã phát hiện ra nhiều sai phạm của Công ty Minh Tâm và báo cáo UBND huyện Thạch Thất. Ông Kiên cũng cho biết thêm chính quyền xã rất bức xúc với Công ty Minh Tâm vì khi về làm dự án không báo cáo gì với chính quyền địa phương.
Theo Báo cáo số 70/BC – UBND xã Đồng Trúc, ngày 8 tháng 8 năm 2019 về tình hình vi phạm đất đai và kết quả xử lý vi phạm được biết, nguồn gốc khu đất này là đất nông nghiệp được giao cho ông Nguyễn Đức Hạnh, thường trú tại thôn 6, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rồi lập dự án chuyển đổi mô hình sản xuất, được UBND huyện Thạch Thất đồng ý cho chuyển đổi mô hình sản xuất sang chăn nuôi, trồng cây ăn quả và làm dịch vụ từ năm 2004 đến 15/10/2013.
Nội dung trong báo cáo cho biết, ông Nguyễn Đức Hạnh đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho một người tên Thọ có hộ khẩu thường trú ngoài huyện Thạch Thất, sau ông Thọ chuyển nhượng lại cho Công ty Minh Tâm, các bên mua bán chuyển nhượng đều dùng giấy viết tay và không qua Phòng công chứng.
Được biết, theo quy hoạch, toàn bộ diện tích mà Công ty Minh Tâm đang xây dựng trạm trộn bê tông được UBND huyện Thạch Thất phê duyệt là đất nông nghiệp. Phát hiện thấy sai phạm của Công ty Minh Tâm, UBND xã đã lập nhiều biên bản vi phạm và yêu cầu ngừng thi công và khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, Công ty Minh Tâm cố tình “phớt lờ” và vẫn tiến hành xây dựng trạm trộn bê tông.
Bà Tiêu Thị Ba, thôn Khoang Mái, xã Đồng Trúc bức xúc: Người dân bức xúc phản ánh lên chính quyền địa phương rồi, nhưng không hiểu vì sao công trình không bị đình chỉ thi công mà vẫn được xây dựng bình thường.
Trước hàng loạt sai phạm của Công ty Minh Tâm, huyện Thạch Thất không những không xử lý dứt điểm vụ việc mà ngày 29/8/2019 đã gửi Báo cáo số 1271/ UBND-TNMT lên UBND Thành phố Hà Nội và Sở TN&MT để xin vị trí thuê đất lắp đặt trạm sản xuất bê tông nhựa phục vụ thi công xây dựng. Vị trí đất tại xứ Đồng Gò Chùa, xã Đồng Trúc, diện tích 13.904m2, nguồn gốc đất là đất nông nghiệp để thực hiện dự án lắp đặt trạm trộn bê tông nhựa.
Tuy nhiên, theo quy hoạch chung của huyện Thạnh Thất, đến năm 2030 tỉ lệ 1/10.000 đã được phê duyệt và điều chỉnh thì khu đất này có chức năng sử dụng đất là cây xanh cách ly và đất mặt nước. Cũng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của UBND huyện Thạch Thất đã dược UBND thành phố Hà Nội phê duyệt vị trí dự án là đất khu vui chơi, giải trí, công cộng, dự án không có trong kế hoạch sử dụng đất năm 2019 đã được UBND thành phố phê duyệt.
Trong khi người dân và UBND xã Đồng Trúc phản đối, UBND huyện Thạch Thất thì xin ý kiến cấp trên để hợp thức hóa cho sai phạm của Công ty Minh Tâm. Trong khi đó, Công ty Minh Tâm lại “phớt lờ” các văn bản đình chỉ của chính quyền địa phương và gấp rút hoàn thiện các hạng mục của trạm trộn bê tông trái phép.
Huyện Thường Tín: Chủ tịch UBND xã Quất Động “tiếp tay” cho hoạt động mua bán đất nông nghiệp trái pháp luật?
Do có nhu cầu mua đất tại xã Quất Động, bà Nguyễn Thị Thu Hoà (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được giới thiệu đến gặp ông Nguyễn Bá Biên (trú tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh). Qua đó, ông Biên đã mời chào bà Hòa mua một thửa đất có diện tích khoảng 400 m2 với giá 1,9 tỷ đồng. Thửa đất này là đất nông nghiệp, nằm sát hành lang Quốc lộ 1A, đoạn qua xã Quất Động, huyện Thường Tín và đang được sử dụng để trồng lúa.
Ngày 19/5/2019, bà Hoà và ông Biên đã thống nhất giao dịch mua bán thửa đất bằng việc ký kết hợp đồng đặt cọc. Theo đó, bà Hoà phải đặt cọc trước cho ông Biên 200 triệu đồng.
Để tạo niềm tin cho giao dịch mua bán, ông Biên đã mời ông Nguyễn Huy Hưng, Chủ tịch UBND xã Quất Động đến một căn nhà trên địa bàn xã Quất Động. Tại đây, lấy danh nghĩa đại diện UBND xã Quất Động, ông Nguyễn Huy Hưng đã ký xác nhận chữ ký của ông Biên vào hợp đồng đặt cọc giữa ông Biên và bà Hoà.
Tuy nhiên, sau khi hợp đồng được ký kết, bà Hoà đã phát hiện ra quy định (Khoản 3 điều 191 Luật đất đai 2013) đất nông nghiệp không được bán, trao tặng cho người không sử dụng, canh tác đất nông nghiệp tại địa phương.
Khi phát hiện ra, bà Hòa đã đề nghị hủy giao dịch và nộp đơn tố cáo đến Công an huyện Thường Tín về việc ông Biên và ông Hưng đã cấu kết với nhau để bán đất nông nghiệp trái quy định của pháp luật. Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo của bà Hòa, Công an huyện Thường Tín cho rằng đây là sự việc mang tính chất dân sự nên hướng dẫn bà Hòa khởi kiện ra tòa án để giải quyết.
Điều đáng nói trong sự việc này, ông Nguyễn Huy Hưng với vai trò là Chủ tịch UBND xã Quất Động khi được nhờ đến xem và giúp đỡ cho việc giao dịch mua bán đất nông nghiệp. Theo lẽ, ông Hưng phải là người can ngăn, tuy nhiên, ông Hưng lại tạo điều kiện bằng cách ký xác nhận chữ ký của ông Biên. Điều này vô hình chung đã tạo thêm niềm tin cho bà Hòa tiến hành giao dịch mua bán đất nông nghiệp trái quy định.
“Việc mua bán đất có sự tham gia chứng kiến của Chủ tịch xã Quất Động nên tôi mới tin mảnh đất tôi mua là hợp pháp, có thể sử dụng vào việc kinh doanh, xây dựng thì tôi mới đặt cọc. Chứ tôi đâu có dại mà bỏ ra 2 tỷ để mua một sào ruộng chỉ để cấy lúa”, bà Hòa nói.
Chủ tịch UBND xã Quất Động Nguyễn Huy Hưng trả lời báo chí, không đi vào trọng tâm vấn đề, thậm chí ông Hưng còn tỏ ra nóng giận, văng tục với phóng viên trong suốt quá trình làm việc.
Tiếp đó, ông Hưng khẳng định là không hề quen biết bà Hòa và ông Biên. Việc xuất hiện và ký xác nhận chữ ký của ông Biên vào hợp đồng đặt cọc mua bán đất nông nghiệp là do ông được bà Hường (người sở hữu thửa đất nông nghiệp) nhờ đến xem và giúp đỡ.
“Hôm đó là thứ 7, tôi vẫn trực ở UBND xã thì bà Hường gọi điện nhờ là có một thửa đất nông nghiệp cạnh QL1A, đã được cấp bìa đỏ, đang chuẩn bị chuyển nhượng. Cô ấy (bà Hường) làm ủy quyền cho ông Biên thực hiện giao dịch. Theo lời mời, tôi vào xem giúp cô Hường. Chứ tôi chẳng biết ông Biên, bà Hòa nào cả”, ông Hưng nói.
Khi phóng viên hỏi: Trong quá trình mua bán, chuyển nhượng đất nông nghiệp trái quy định, với trách nhiệm là Chủ tịch xã, tại sao không ngăn cản giao dịch trái quy định pháp luật mà lại tạo điều kiện cho giao dịch bằng cách ký xác nhận chữ ký của ông Biên?
Thì ông Hưng trả lời rằng: “Lúc đó, tôi có nói rõ với bà Hòa đây là đất nông nghiệp, đang cấy lúa có hiệu quả, nếu lấy thì phải thực hiện đúng mục đích…
Với lại, ông Biên hiện đang tạm trú ở đây, thì tôi xác nhận chữ ký của ông ấy là chuyện bình thường. Việc đấy vừa là tình cảm vừa là phục người dân, có vấn đề gì đâu. Chứ tôi có nhận một đồng nào của ông Biên, bà Hòa đâu”, ông Hưng nói.
Phóng viên hỏi: Như vậy, anh đã nhận thức rõ đó là đất nông nghiệp, không được mua bán, chuyển nhượng cho người không canh tác, tại sao anh không can ngăn?
Thì ông Hưng vẫn trả lờ vòng vo rằng: “Không, tôi chỉ xác nhận chữ ký của ông Biên, tôi có làm thủ tục ký hợp đồng đâu. Nếu tôi sai, công an "bóp cổ" tôi ngay rồi”.
Đồng thời nhấn mạnh rằng: “Tôi nói với cô Hòa là cứ ra tòa đi, tôi sắp nghỉ rồi, tôi có thời gian theo hầu kiện cô. Tôi chẳng ảnh hưởng đ* gì cả. Xin lỗi…tôi chẳng ảnh hưởng quái gì cả”, ông Hưng trả lồi tục tĩu với phóng viên.
Như vậy, trong suốt quá trình thực hiện giao dịch mua bán đất nông nghiệp, Chủ tịch UBND xã Quất Động là người chứng kiến nhưng không ngăn cản mà còn tạo điều kiện cho giao dịch bằng cách xác nhận chữ ký của người bán. Phải chăng, ông Hưng đã quên đi vai trò, trách nhiệm của mình là Chủ tịch UBND xã?
Qua đó, ông Nguyễn Văn Tản, Chánh văn phòng UBND huyện Thường Tín đã có thông tin trả lời báo chí, sự việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã Quất Động. Đề nghị phóng viên làm việc với UBND xã Quất Động.
Như vậy, việc ông Nguyễn Huy Hưng với vai trò Chủ tịch UBND xã Quất Động nhưng lại thiếu trách nhiệm, tạo điều kiện cho giao dịch mua bán đất nông nghiệp trái quy định, gây nên tranh chấp, mâu thuẫn, mất ổn định an ninh - chính trị, tạo ra tiền lệ xấu trong hoạt động quản lý đất nông nghiệp tại địa phương vốn đã "rất nóng" trong những nằm qua.
Thế nhưng, phía UBND huyện Thường Tín vẫn bàng quan, không có biện pháp xử lý, chấn chỉnh, để mặc cho chính cán bộ đã gây ra sự việc giải quyết, liệu có công tâm, có đảm bảo sự khách quan? Phải chăng, đây là sự vô trách nhiệm, hay bao che cho những việc làm vô trách nhiệm của Chủ tịch xã Quất Động.
Liên quan đến sự việc này, bà Hòa đã làm đơn tố cáo Chủ tịch xã Quất Động đến Huyện Ủy, UBND huyện Thường Tín về sự thiếu trách nhiệm, tắc trách trong quản lý đất đai, tạo điều kiện cho hoạt động chuyển nhượng đất nông nghiệp trái phép. Tuy nhiên, phía UBND huyện Thường Tín không tiếp nhận các nội dung tố cáo này.
Vụ "xẻ thịt" đất rừng Sóc Sơn: Đề nghị cảnh cáo bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Giám đốc Ban Quản lý rừng
Liên quan đến vụ 'xẻ thịt' đất rừng Sóc Sơn, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, Hội đồng kỷ luật của sở này đã đề xuất UBND TP Hà Nội kỷ luật "Cảnh cáo" với bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Giám đốc Ban quản lý rừng Phòng hộ-Đặc dụng Hà Nội.
Theo ông Chu Phú Mỹ, từ tháng 4/2019, Thanh tra TP Hà Nội đã kết luận lãnh đạo Ban quản lý rừng Phòng hộ-Đặc dụng Hà Nội trong đó đứng đầu là Nguyễn Thị Thu Hằng, Giám đốc Ban Quản lý có vi phạm trong công tác quản lý hồ sơ đất rừng Sóc Sơn không rõ ràng.
Tuy nhiên, ông Chu Phú Mỹ cho rằng, mức độ vi phạm của bà Hằng không đến mức kỷ luật bằng hình thức cách chức. Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ không có sự thông đồng của Ban quản lý rừng để người dân xây dựng.
Do đó, Hội đồng kỷ luật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã đề xuất UBND TP Hà Nội kỷ luật với bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Giám đốc Ban quản lý rừng Phòng hộ-Đặc dụng Hà Nội bằng hình thức cảnh cáo.
Trước đó, báo chí đồng loạt thông tin về hàng loạt các khu sinh thái, homestay nghỉ dưỡng, biệt thự nhà vườn như: The Choai Villa Sóc Sơn; The Homie Sóc Sơn; The Moonlight Sóc Sơn; Khu sinh thái Thiên Phú Lâm – Sóc Sơn; Nhà bên rừng U-LESA; Trà hoa viên Sóc Sơn... xây dựng trái phép trên đất rừng đều nằm gần Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội (đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) nhưng không bị xử lý.
Cuối tháng 3/2019, thành phố Hà Nội công bố kết luận thanh tra, trong đó chỉ ra hàng nghìn công trình xây dựng vi phạm trên đất rừng Sóc Sơn. Chỉ hai xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng đã có 797 công trình vi phạm.
Vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội cũng đã có các quyết định xử lý kỷ luật đối với 3 cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý. Theo đó, Phó chủ tịch UBND huyện Đỗ Minh Tuấn bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách; Nguyên Chủ tịch UBND huyện Vương Văn Bút và nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tạ Văn Đạo cùng bị kỷ luật theo hình thức cảnh cáo.
Huyện ủy Sóc Sơn đã xem xét kỷ luật về mặt chính quyền đối với 80 trường hợp. Trong đó, không kỷ luật 19 trường hợp vì sai phạm chưa đến mức phải kỷ luật; không kỷ luật 22 trường hợp vì hết thời hiệu (ốm, chữa bệnh); "Khiển trách" 29 trường hợp; "Cảnh cáo" 6 trường hợp; "Cách chức" 2 trường hợp và buộc thôi việc 2 cán bộ công chức, lao động hợp đồng.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.