Hà Tĩnh có 82 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP đợt 2 năm 2020
70/82 sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đợt 2 năm 2020 sẽ được Hội đồng đánh giá, phân hạng trong 5 ngày (11 - 15/12).
Theo danh sách Hội đồng cấp huyện đề xuất, đợt 2 năm 2020, Hà Tĩnh có 82 sản phẩm nằm trong diện tham gia đánh giá, chấm điểm. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra, bỏ phiếu của Hội đồng cấp tỉnh chỉ 70 sản phẩm đủ điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng; các sản phẩm còn lại cần bổ sung, hoàn thiện thêm để đưa vào đánh giá đợt sau.
Các địa phương có nhiều sản phẩm được đưa vào đánh giá, phân hạng đợt này gồm: huyện Kỳ Anh, Hương Sơn, Thạch Hà, Vũ Quang, Can Lộc, Hương Khê… Trong đó, nhiều sản phẩm đã có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng như: Mắm ruốc Luận Nghiệp (thị xã Kỳ Anh); giò lụa Trường An (Đồng Lộc – Can Lộc); cam Khe Mây Hoàn Thắng; giò cây, giò lụa Tiến Giáp (Hương Khê); kẹo cu đơ bà Hường, thịt dê Long Thương, rượu nhung Hương Luật (Hương Sơn)…
Phần đánh giá sản phẩm Mắm ruốc Luận Nghiệp của HTX thu mua và chế biến thủy hải sản Chiến Thắng (Kỳ Ninh - TX. Kỳ Anh)
Các sản phẩm vào vòng chấm điểm sẽ phải trải qua rất nhiều vòng, sau khi được huyện đề xuất, tổ giúp việc sẽ soát xét hồ sơ, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP sẽ kiểm tra thực tế tại cơ sở, họp hội đồng soát xét rồi mới đánh giá, phân hạng. Sau khi chấm xong sẽ kiểm nghiệm sản phẩm độc lập. Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh được hội đồng thực hiện công khai, nghiêm túc, khắt khe, trách nhiệm.
Sản phẩm giò lụa Trường An của Hộ SXKD Nguyễn Mạnh Nam (Thị trấn Đồng Lộc - Can Lộc) 1 trong 70 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 2/2020.
Tại buổi đánh giá, các chủ thể có sản phẩm trình bày, giới thiệu sản phẩm trước Hội đồng. Sau đó, Hội đồng đánh giá thảo luận, chấm điểm sản phẩm theo các tiêu chí của Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Theo ông Trần Huy Oánh, Chánh VP điều phối nông thôn mới Hà Tĩnh: "Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP, đến nay, hầu hết phát triển khá tốt; trong đó, một số sản phẩm có bước tăng trưởng ngoạn mục, chủ cơ sở phấn khởi, người tiêu dùng tin tưởng sử dụng; tỉnh cũng đã xây dựng quy chế, phân công lực lượng rà soát, giám sát. Trường hợp kiểm tra lại phát hiện sản phẩm không đạt yêu cầu kiên quyết đưa ra khỏi OCOP. Yêu cầu cao nhất đối với sản phẩm OCOP Hà Tĩnh chính là vấn đề chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được truy xuất nguồn gốc bài bản, mang lại niềm tin cho người tiêu dùng".
70 sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đợt 2 năm 2020 sẽ được Hội đồng đánh giá, phân hạng trong 5 ngày, từ 11 - 15/12.
Chiều 22/11, tại TP. Tuy Hòa, diễn ra buổi họp báo về chương trình kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh Phú Yên khóa VIII. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh sẽ xem xét 20 báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các ban, ngành của tỉnh.
Ngày 22/11, Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1458/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về việc giao ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TechFest) 2024 năm thứ 10 sẽ diễn ra từ ngày 26-28/11 tại TP. Hải Phòng, do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.