Đến liên hệ làm việc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thái Bình, sau khi rời khỏi cổng, hai phóng viên bất ngờ bị 2 đối tượng lạ mặt lao vào hành hung.
Theo phản ánh của anh T.M.T (SN 1988, PV chuyên trang Phapluatnet, thuộc báo điện tử Người đưa tin) và anh B.V.Đ (SN 1989, PV tạp chí điện tử Luật sư): Vào khoảng 9h sáng nay (8/6), anh T. và anh Đ. có đến trụ sở Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình (có địa chỉ tại phường Lê Hồng Phong, TP. Thái Bình) để liên hệ làm việc theo sự phân công của lãnh đạo cơ quan. Liên quan tới việc, cơ quan báo chí nhận được phản ánh về Tờ trình số 02-/TTR- PCTT của Ban chỉ huy phòng chống tiên tai và TKCN tỉnh Thái Bình gửi UBND tỉnh Thái Bình nhằm xin kinh phí mua bộ đồ đi mưa phục vụ công các PCTT& TKCN của Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình có nhiều điểm bất thường. Trong đó có nội dung mua áo mưa với mức giá 1 triệu đồng/bộ.
Anh T. cho biết, sáng cùng ngày, anh và anh Đ. đã liên hệ với ông Phạm Văn Dụng – Giám đốc Sở NN&PTNT Thái Bình để làm rõ thông tin vụ việc. Với lý do bận họp, ông Dụng đã ủy quyền cho ông Đặng Cao Vi - Trưởng Phòng tổ chức hành chính Chi cục lụt bão thiên tai tỉnh.
Theo đó, khoảng 9h55, 2 PV này đến làm việc với ông Vi khoảng 30’. Đến khoảng 10h30, sau khi rời khỏi cổng Sở NN&PTNT, anh T. và anh Đ. phát hiện có 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy mang BKS: 17B9 – 251.04 chờ sẵn ngoài cổng, nghi vấn theo dõi mình.
Nhận thấy việc chẳng lành, 2 PV đã dừng lại tại quán nước ven đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Hồng Phong, TP. Thái Bình để uống nước.
“Khi chúng tôi vừa ngồi xuống ghế, thì bất ngờ 2 đối tượng chúng tôi nhìn thấy tại cổng Sở NN&PTNT đã tiến tới đấm đá liên tiếp vào vùng đầu và mặt chúng tôi. Cùng với đó là liên tục những lời lẽ mang tính hăm dọa: Chúng mày làm gì ở Sở NN&PTNT, định cướp miếng cơm của tụi bố à? 30 phút nữa phải cút khỏi Thái Bình không bố mày giết”, anh T. bức xúc kể.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, anh T. và anh Đ. lập tức tới trình báo tại Công an phường Lê Hồng Phong, TP. Thái Bình và được bạn bè đồng nghiệp làm việc tại Thái Bình đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình để kiểm tra sức khỏe trong tình trạng bị sưng vùng đầu và mặt, chân tay đau nhức.
Trao đổi với PV báo Kinh tế nông thôn, ông Đặng Xuân Hậu, Chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong, cho biết: “Chúng tôi đã nhận được đơn trình báo của 2 PV T. và Đ., ngay sau đó, tôi đã chỉ đạo lực lượng Công an phường tiếp nhận thông tin, nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc”.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.