Hàng chục hộ dân ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên- Huế) đang phải “lay lắt” cảnh sống “treo” gần 15 năm nay trong dự án Khu du lịch nghĩ dưỡng, sân golf Lăng Cô.
Người dân ở thôn Phú Hải (xã Lộc Vĩnh) phản ánh về việc dự án Khu du lịch nghĩ dưỡng, sân golf Lăng Cô đến nay vẫn chưa được triển khai thực hiện, chưa đền bù cho các hộ thuộc diện di dời, giải tỏa khiến cuộc sống và sản xuất của bà con gặp nhiều khó khăn.
Ông Hồ Trọng Thắng, trú thôn Phú Hải, bức xúc cho biết, trước đó, khoảng năm 2008, khi triển khai dự án Khu du lịch nghĩ dưỡng, sân golf Lăng Cô, gia đình ông đã phải nhường đất ở và đất ruộng cho dự án. Tuy nhiên, gần 15 năm trôi qua mà dự án vẫn “giậm chân tại chỗ” khiến cuộc sống gia đình ông lâm vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” đi không được mà ở không xong.
“Gia đình tôi và nhiều hộ dân khác nằm trong khu vực dự án đang phải sống trong cảnh nhà cửa xuống cấp, hư hỏng nhưng không được tu sửa, xây dựng; luôn nơm nớp lo sợ mỗi khi mùa mưa bão về. Cuộc sống cũng như sản xuất gặp rất nhiều khó khăn”, ông Thắng nói.
Được biết, để nhường đất cho dự án Khu du lịch nghĩ dưỡng, sân golf Lăng Cô, hơn 110 hộ dân ở thôn Phú Hải phải di dời nhà cửa cùng nhiều diện tích cây trồng, lăng mộ. Cùng với đó, gần 64ha rừng phòng hộ ven biển thôn Phú Hải cũng được điều chỉnh quy hoạch để chuyển thành đất dự án.
Không chỉ gia đình ông Thắng mà hầu các hộ dân ở thôn Phú Hải đang phải sống “treo” trong dự án đều có mong muốn, nếu dự án không tiếp tục triển khai thì chính quyền địa phương có biện pháp thu hồi đất, trả lại cho người dân để ổn định sản xuất và cuộc sống.
Trao đổi với PV, ông Lê Công Minh, Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh, cho biết, sau gần 15 năm nay nhường đất cho dự án, hơn 95% số hộ dân nằm trong diện di dời vẫn chưa được nhận tiền đền bù để di dời đến nơi ở mới. Trong khi đó, đa số người dân nằm trong khu dự án thuộc diện nghèo, khó; nhà cửa xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng nhưng không được cấp giấy phép xây dựng, tu sửa.
“Năm 2019, dự án có khởi động lại, xã và Trung tâm quỹ đất huyện tiến hành việc đo đạc lại, nhưng đến nay đâu vẫn vào đấy. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, các hộ dân cũng đã đưa ra kiến nghị thu hồi đất. Xã vận động các hộ dân cố gắng chờ đợi dự án triển khai. Tuy nhiên, dự án chậm tiến độ quá lâu khiến người dân không khỏi bất bình”, ông Minh thông tin.
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô do Công ty CP Đầu tư Phát triển Phong Phú Lăng Cô làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 5.230 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng 292ha. Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 4/1/2008, gồm các hạng mục: khu resort ven biển, phố ẩm thực hải sản và công viên (quảng trường). Dự án được Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên- Huế điều chỉnh lần thứ 3 vào ngày 14/4/2017...
Thời gian qua, mặc dù được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô tạo điều kiện, cho điều chỉnh gia hạn tiến độ thực hiện, nhưng nhà đầu tư vẫn chưa triển khai xây dựng.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.