Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 9 năm 2016 | 3:1

Hiệu quả từ mô hình áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật SRI trong sản xuất lúa ở Cần Thơ

Năm 2016, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cần Thơ xây dựng mô hình “Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật SRI nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa” tại huyện Cờ Đỏ.

Cờ Đỏ là một trong những huyện có diện tích sản xuất lúa lớn của Cần Thơ với khoảng 63.000ha, sản lượng 381.000 tấn. Mô hình được triển khai với quy mô 60ha, có 60 hộ tham gia. Các hộ được hỗ trợ 100% giống lúa (OM4218 và OM 5451, định mức 100 kg/ha, cấp giống xác nhận 1); 30% vật tư (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật). Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám sát hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ thực vật trong suốt thời gian triển khai mô hình.

Sau 5 tháng triển khai, các hộ tham gia mô hình đều phấn khởi trước kết quả đạt được. Về hiệu quả kinh tế, nhờ áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng nên giảm được lượng giống  (100kg/ha), giảm lượng phân đạm sử dụng (30 - 50 kg/ha) và giảm 02 lần phun thuốc bảo vệ thực vật so với các hộ ngoài mô hình nên lợi nhuận tăng  3.069.000-5.330.000 đồng/ha. Về hiệu quả xã hội, người dân tham gia mô hình nói riêng và người dân sản xuất lúa trong vùng nói chung đều nhận thức được lợi ích của kỹ thuật 3 giảm 3 tăng mang lại như giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Qua đó người dân trong vùng mạnh dạn áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng vào các vụ lúa kế tiếp. Về môi trường, thông qua việc giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật và giảm lượng nước tưới nên góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu ô nhiểm môi trường do sản xuất lúa gây ra.

Ông Đỗ Xuân Phúc, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cờ Đỏ, nhận định: “Kỹ thuật sản xuất lúa theo 3 giảm 3 tăng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, giảm lượng thuốc hóa học sử dụng nên hạt gạo có chất lượng cao. Kỹ thuật này cần được tiếp tục nhân rộng để bà con trồng lúa đạt được lợi nhuận cao hơn nữa trên diện tích canh tác vốn có. Đề nghị Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ xây dựng thêm các điểm trình diễn trên địa bàn huyện trong thời gian tới”.                           

Mai Nam

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top