Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 18 tháng 12 năm 2015 | 12:13

HLV Bình Định: Chặng đường 30 năm thành lập và trưởng thành

Hội Làm vườn (HLV) tỉnh Bình Định là một trong những đơn vị thành lập sớm (từ năm 1986) trong hệ thống tổ chức của HLV Việt Nam. Trải qua 30 năm, Hội đã có 806 chi Hội ở 11 huyện, thị, thành Hội với 63.725 hội viên cùng nhiều thành tích nổi bật.

Mô hình trồng lạc xen sắn do HLV Bình Định thực hiện được đánh giá cao.

Được sự hỗ trợ của ngành Nông nghiệp và Lao động - Thương binh - Xã hội, HLV Bình Định đã tổ chức được 36.100 ngày tập huấn kỹ thuật và dạy nghề cho 418.460 lượt hội viên… Nội dung của các lớp tập huấn và dạy nghề chủ yếu là kỹ thuật sản xuất các loại rau sạch, sản xuất giống và chăm sóc giống cây ăn quả của tỉnh, chăn nuôi gia súc - gia cầm, sản xuất thủy sản nước ngọt và nước lợ. Hướng dẫn hội viên kinh nghiệm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả, tiết kiệm, không gây ô nhiễm môi trường… Hội đã tổ chức 67 buổi hội thảo với 1.950 hội viên tham gia về hiệu quả các mô hình và cây - con có triển vọng. Tổ chức cho 776 hội viên tham quan học tập lẫn nhau giữa các huyện và các xã trong tỉnh, các mô hình sản xuất cho thu nhập và lợi nhuận cao.

Từ năm 1986, tỉnh Hội đã phát động phong trào thi đua cải tạo vườn tạp thành vườn kinh tế cho thu nhập và lợi nhuận cao, thời gian quay vòng ngắn. Cải tạo vườn tạp đã trở thành phong trào sôi nổi khắp các địa phương, trở thành mối quan tâm thường xuyên của hội viên. Nhờ phong trào mà đến nay Bình Định cơ bản không còn vườn tạp, ngày càng có nhiều vườn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha, góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Tính đến năm 2015, toàn tỉnh đã có  2.721ha vườn tạp và 1.546 ao hồ hoang hóa không cho thu nhập được cải tạo thành vườn - ao sản xuất các loại cây trồng - vật nuôi có giá trị cao.

Được sự hỗ trợ của ngành Nông nghiệp, các huyện và tỉnh Hội đã xây dựng được 320 mô hình sản xuất các loại, một số mô hình nhanh chóng phát triển thành nghề hoặc thành giải pháp kỹ thuật như phát triển rau ngắn ngày cho huyện miền núi, nuôi heo, gà trên đệm lót sinh học… Tỉnh Hội đã gợi ý, hỗ trợ, xây dựng 3 đề tài, dự án thành công: Sản xuất hành tím tại xã Cát Hải; sản xuất chôm chôm tại Hoài Ân; sản xuất lạc xen sắn ở Phù Cát và Tây Sơn. Mô hình lạc xen sắn đang mở rộng ra đại trà, đến năm 2015 có khoảng 1.000ha.

Cả 3 mô hình được đánh giá hiệu quả cao, góp phần giúp hội viên, nông dân các xã đặc biệt khó khăn như Cát Hải (Phù Cát), Ân Tín (Hoài Ân), Cát Hiệp, Cát Lâm, Cát Trinh (Phù Cát), Bình Tân (Tây Sơn)... thoát nghèo, làm giàu. Mô hình lạc xen sắn ngoài ý nghĩa tăng thu nhập, giảm nghèo còn có ý nghĩa rất lớn là chống thoái hóa cho những vùng đất thoái hóa, bạc màu, bảo vệ đất để sản xuất bền vững. Mô hình nằm trong dự án bảo vệ môi trường đất do Quỹ môi trường toàn cầu và UBND tỉnh Bình Định tài trợ kinh phí.

Bên cạnh các hoạt động chính, Hội còn phối hợp với ngành Y tế tổ chức 40 lớp cho 2.750 lượt hội viên được bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng, các phương pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe cho bà mẹ nuôi con, cho trẻ em các giai đoạn. Tỉnh Hội đã biên soạn tài liệu về mối quan hệ giữa sản xuất VAC với dinh dưỡng và sức khỏe cho nông dân, được hội viên tiếp thu và vận dụng tốt. Hội còn giúp 18.366 lượt hội viên xây dựng dự án giải quyết việc làm, vay số tiền 132.974.000.000 đồng để đầu tư sản xuất. Các dự án giải quyết việc làm đã giúp hội viên có thêm việc làm, mở rộng sản xuất, thu hút thêm lao động, tạo thu nhập cho hội viên.

Đối với công tác tuyên truyền, Hội đã xuất bản 36.000 bản tin phục vụ sản xuất. Nội dung chủ yếu là thông tin kết quả sản xuất VAC trong tỉnh, chủ trương của tỉnh về sản xuất nông nghiệp, các giải pháp kỹ thuật sản xuất từng thời vụ, từng năm, các mô hình sản xuất cho thu nhập cao, lãi cao, kinh nghiệm sản xuất hiệu quả của những hội viên có thu nhập cao, làm giàu nhanh… Bản tin ra đều 2 tháng/kỳ, được các huyện, các ngành đánh giá có nội dung phục vụ thiết thực, Sở Thông tin và Truyền thông đánh giá bản tin có chất lượng phục vụ tốt, đúng các quy định của pháp luật.

Với những thành tích đạt được, năm 2001, HLV tỉnh Bình Định được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba; được Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam tặng Cờ thi đua giai đoạn 2004 - 2009; UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen vì thành tích phục vụ sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo.                               

P.V

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top