Chiều 19/3, Đoàn công tác của Hội Làm vườn Việt Nam do ông Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam dẫn đầu, đã đến thăm, làm việc với Trung tâm Vị Nông Nghệ An và đi khảo sát một số mô hình VAC ứng dụng công nghệ Biogas Vị Nông.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Vị Nông Nghệ An, báo cáo về tình hình hoạt động của trung tâm, đặc biệt là chương trình ứng dụng công nghệ khí sinh học biogas đa năng (Việt Nam) để xử lý có hiệu quả chất thải chăn nuôi, nhằm góp phần giải quyết các vấn đề về tiết kiệm tài nguyên nước, phát triển sinh kế tuần hoàn, tăng thu nhập, đem lại lợi ích thiết thực về kinh tế, bảo vệ môi sinh, môi trường sức khỏe cho người dân, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ozon và thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển Chương trình xây dựng Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn hiện nay...
Ngay sau đó, đoàn đã đến tham quan, khảo sát mô hình VAC tổng hợp của gia đình Nguyễn Trọng Dung tại xóm Đồng Hòa, xã Thanh Hòa, huyện Thanh Chương.
Với diện tích hơn 0,5ha được gia đình anh Dung trồng 400 gốc cây cau cùng hàng chục cây ăn quả gồm bưởi, nhãn, hồ tiêu, 1 dãy chuồng trại nuôi lợn, gần 100 con gà và ao cá rộng gần 1.000m2. Với mô hình VAC tổng hợp, hàng năm mang lại cho gia đình anh Dung thu nhập 200 - 250 triệu đồng. Đặc biệt, khi được Trung tâm Vị Nông hỗ trợ, hướng dẫn ứng dụng công nghệ biogas Vị nông xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và phế phụ phẩm nông nghiệp, gia đình anh đã tự tức hoàn toàn chất đôt dùng cho sinh hoạt, đảm bảo môi trường sạch sẽ, tận dụng nguồn phế phụ phẩm làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Tiếp đó, đoàn đến thăm trang trại chăn nuôi của anh Dương Văn Hùng (sinh năm 1976), tại xóm Thuận Hòa, xã Thanh Hòa, huyện Thanh Chương, có quy mô chuồng trại gần 1.000m2, chăn nuôi trên 40 con lợn/lứa; hơn 2.000 con gà/lứa; nuôi thường xuyên 2 con bò nái. Trừ chi phí, trang trại cho thu lãi 100 - 150 triệu đồng/năm.
Hiện nay, nhiều hộ sản xuất nông nghiệp ở Thanh Chương ứng dụng công nghệ biogas Vị Nông, thân thiện với môi trường và đem lại giá trị sản xuất cao, bền vững. Đây được xem là giải pháp then chốt tạo đột phá về xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi và chế phẩm phụ nông nghiệp, nhằm tạo ra môi trường xanh sạch đẹp và nâng cao hiệu quả lao động trong nông nghiệp.
Trong đợt này, Đoàn công tác của Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tiếp tục có buổi làm việc với Hội Làm vườn Nghệ An và tham quan một số mô hình nông nghiệp đặc sắc của hội viên Hội Làm vườn Nghệ An tại các huyện Nghi Lộc, Yên Thành và Nghĩa Đàn.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.