Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 6 tháng 1 năm 2021 | 16:43

Hội Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh với phong trào phát triển VAC

Nhờ tập trung vào công tác Hội và phong trào phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại, Hội Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh (tiền thân là Hội Làm vườn Bắc Ninh) đã có thêm nhiều mô hình VAC đặc sắc, đem lại hiệu quả cao.

t8.jpg
Mô hình trồng xen canh các loại cây ăn quả quy mô 25 ha của bà Nguyễn Thị Dư thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng. Ảnh: Huyền Thương.

 

Mạnh dạn đầu tư vào VAC, lãi cao

Chị Nguyễn Thị Tú (thôn Ngọc Nội, xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành) là một trong những gương điển hình phụ nữ làm kinh tế trang trại giỏi trong nhiều năm liền của địa phương.

Khởi đầu vào năm 2002, với  27.000m2 đất thuê, chỉ nuôi cá và gia cầm. Sau một thời gian, thấy công việc khá thuận lợi, chị  thuê thêm đất, mở rộng diện tích lên gần 134.000m2 để trồng lúa giống, khoai tây, các loại rau sạch theo mùa. Đồng thời, chăn nuôi gà, cá, vịt, chim bồ câu theo hình thức chăn thả tập trung.

Ao cá chị thả nuôi các loại: trắm cỏ, chép, mè...; sản lượng bình quân 3,5 tấn/năm. Ngoài ra, chị còn có ao cá giống; nuôi  hàng nghìn con vịt, gà, chim bồ câu và hàng trăm cây ăn quả các loại; tận dụng ao cá để trồng sen.

Diện tích còn lại, chị Tú cấy lúa giống. Hàng năm, trừ chi phí, gia đình chị có thu nhập 500 - 700 triệu đồng; tạo việc làm  thường xuyên cho 5 lao động nữ, với mức thu nhập 4 - 6 triệu đồng/người/tháng. Chưa kể, vào mùa thu hoạch bận rộn, chị phải thuê thời vụ khoảng 20 lao động nữ tại địa phương.

Cũng làm VAC như chị Tú, song chị Nguyễn Thị Hiến (thôn Gia Phú, xã Bình Dương, huyện Gia Bình) lại khởi nghiệp bằng mô hình nuôi thỏ New Zealand đem lại hiệu quả cao. Do làm ăn khấm khá, năm 2001, vợ chồng chị mạnh dạn đấu thầu khu đất 2,5ha ở thôn Gia Phú, để xây dựng trang trại tổng hợp.

Đồng thời, quy hoạch trang trại thành 3 khu chính, gồm 3 ao nuôi thả cá giống và cá thịt truyền thống như trôi, mè, trắm, chép. Khu thứ 2 gần 1.000m2 để làm chuồng trại chăn nuôi. Khu thứ 3 được bố trí trồng rau xanh và cây ăn quả.

Đặc biệt, năm 2016, sau khi đi tham quan, tìm hiểu mô hình nuôi thỏ New Zealand của các đơn vị bạn, vợ chồng chị nhận thấy khá phù hợp với điều kiện của gia đình, nên đã dành một phần diện tích để nuôi thỏ. Không ngờ, đây cũng là thành công lớn của gia đình chị, hiện, đàn thỏ  đã có trên 800 thỏ nái. Bình quân 1,5 tháng thỏ sinh sản một lứa. Sau 4 tháng nuôi đạt trọng lượng hơn 2,5 kg, xuất bán với giá 75 nghìn đồng/kg…

Gắn công tác Hội với phong trào VAC

Tính đến tháng 11/2020, các cấp Hội ở Bắc Ninh đã tổ chức được 10 buổi tập huấn khoa học kỹ thuật, kết hợp với tuyên truyền cho 950 lượt hội viên, về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Qua đó, tăng cường công tác tuyên truyền để hội viên thực hiện tốt Nghị quyết của Tỉnh ủy Bắc Ninh về chủ đề: “Bắc Ninh nói không với thực phẩm bẩn” và “Bắc Ninh hành động vì môi trường xanh - sạch - đẹp”. Vận động các chủ trang trại và hội viên tìm hiểu về Luật Hợp tác xã 2012 và hướng dẫn hội viên các thủ tục cần thiết để thành lập hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2012.

Tuyên truyền, hướng dẫn hội viên tích cực thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Thực hiện có hiệu quả đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã  một sản phẩm (OCOP” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030. Phát triển hàng hóa theo chuỗi giá trị, gắn tổ chức sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh của từng địa phương. Đồng thời, phổ biến các quy định về chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn.

Theo dõi, kiểm tra, giám sát 06 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020 theo đúng kế hoạch đề ra: 01 lớp kỹ thuật chăn nuôi gia cầm tại xã Tri Phương, huyện Tiên Du; 03 lớp kỹ thuật trồng rau an toàn tại xã Đình Tổ, xã An Bình huyện Thuận Thành; và xã Quỳnh Phú, huyện Gia Bình; 02 lớp kỹ thuật trồng hoa tại xã Đông Cứu (Gia Bình) và xã An Bình (Thuận Thành) với quy mô  35 học viên/lớp.

Chủ tịch Hội Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh, ông Nguyễn Xuân Vững, cho biết: “Hội tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn. Đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng rà soát, bổ sung chính sách hỗ trợ phù hợp với điều kiện thực tế. Hoàn thành và tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã  một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030, để phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị, gắn các tổ chức sản xuất với sản phẩm, phát huy thế mạnh của từng địa phương”.

Ngoài ra,  theo ông Vững, Hội còn tiếp tục hướng dẫn một số doanh nghiệp nông nghiệp, chủ trang trại xây dựng dự án mở rộng quy mô ứng dụng công nghệ cao, để Hội gửi cơ quan chức năng thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tiếp tục kiện toàn lãnh đạo Hội Làm vườn các huyện, thị xã. Xây dựng kế hoạch tổ chức Đại hội nhiệm kỳ báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp với các ngành xây dựng kế hoạch tập huấn kỹ thuật sản xuất VAC năm 2021.

Tổ chức Hội thảo khoa học: “Nâng cao nhận thức cho các chủ trang trại trong sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh nông sản phẩm”.  Xây dựng các dự án chuyển đổi giúp trang trại mở rộng sản xuất. Tuyên truyền hội viên trồng và chăm sóc rau màu vụ đông đạt kế hoạch đề ra.

 


 

Yên Như
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top