Tuyến kè đê bờ hữu sông Mã đang bị sụt lún và sạt lở nghiêm trọng ngay đoạn gần chân cầu Hàm Rồng (TP. Thanh Hóa). Hiện tại, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã đặt biển cảnh báo nguy hiểm, để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
Điểm sụt lún, sạt lở xảy ra tại đoạn kè đê bờ hữu sông Mã, thuộc phường Hàm Rồng (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), với chiều dài khoảng 60m. Theo quan sát của PV, đoạn bờ kè đê bằng bê tông cốt thép đã bị sạt lở gần chân cầu Hàm Rồng, có đoạn sụt lún 1,5-2m, kéo nghiêng ra phía sông Mã.
Hiện tượng sụt lún không chỉ làm cho đá lát bề mặt kè bị bong tróc, nằm ngổn ngang, mà còn kéo gãy một số dầm bê tông lớn. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên được cho là do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ vừa qua.
Được biết, đoạn kè trên thuộc dự án xử lý khẩn cấp tuyến kè đê hữu sông Mã từ chân cầu Hàm Rồng đến ngã ba Trần Hưng Đạo, thuộc địa bàn phường Hàm Rồng, có chiều dài gần 1,4 km. Năm 2010, tuyến kè này được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định đầu tư hơn 100 tỉ đồng. Chủ đầu tư dự án này là Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa.
Dự án hoàn thành vào năm 2011. Song, khoảng 1 năm sau đó, đoạn kè gần khu vực chân cầu Hàm Rồng đã xảy ra hiện tượng sạt lở, hư hỏng. Đến tháng 5/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Sở Xây dựng Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức giám định nguyên nhân sự cố sụt lún trên.
Kết quả kiểm tra, giám định của các cơ quan chức năng đã xác định: Trong hồ sơ dự án được phê duyệt, thì kết cấu chân kè đê hữu sông Mã, đoạn từ K39+364,5 -K39+418,05 được gia cố bằng 2 hàng cọc bê tông cốt thép dài 6m. Tuy vậy, khi thiết kế bản vẽ thi công, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa cùng đơn vị tư vấn đã bỏ hàng cọc này, nhưng lại không có giải pháp kỹ thuật khác thay thế. Căn cứ vào kết quả này, UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với tổ chức, cá nhân có sai phạm.
Trước hiện tượng sụt lún vừa xảy ra từ đầu tháng 11 đến nay, Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành kiểm tra thực tế. Kết quả cho thấy: Đoạn kè bị sạt lở, sụt lún được xác định là từ K39+484 - K39+534 đê hữu sông Mã; cung sụt có chiều sâu từ 0,2 - 2 m; điểm sụt lún gần nhất cách chân đê hữu sông Mã 3,9m; phần cơ đá chân kè sạt lở từ 1 - 2m, chiều dài 27m.
Hiện tại, chính quyền phường Hàm Rồng đã cắm biển cảnh báo, cọc tiêu và lập hàng rào để cấm người và phương tiện không được qua lại trong khu vực sụt lún nguy hiểm nói trên.
Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin tới bạn đọc về sự việc trên.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.