Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 9 tháng 12 năm 2021 | 21:9

Kết nối tiêu thụ nông sản bằng hình thức trực tuyến

Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế trực tuyến (Agroviet online 2021) diễn ra từ ngày 09 đến 13/12, được tổ chức trên công nghệ SmartRoom, với quy mô 50 gian hàng trực tuyến.

Với chủ đề “Kết nối giá trị nông sản Việt - hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững”, Agroviet online 2021 có sự tham dự của gần 20 tỉnh, thành phố trong cả nước, giới thiệu nông sản tiêu biểu như: Trà, cà phê các loại, mật ong, nấm, hải sản, trái cây 3 miền, gạo và gia vị các loại…; các sản phẩm OCOP, sản phẩm được sản xuất theo chuỗi an toàn...

Trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Dương tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại nông nghiệp với chủ đề “Kết nối cung cầu nông sản chủ lực tỉnh Hải Dương và các tỉnh phía Bắc” .

Tại hội nghị, ông Bùi Văn Thăng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Dương, cho biết: Những năm gần đây, Hải Dương đặc biệt quan tâm tới công tác xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời, chủ động tiếp cận với các doanh nghiệp để quảng bá, giới thiệu các mặt hàng nông sản của tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh đã chủ động đưa sản phẩm nông sản lên các sàn thương mại điện tử... Nhờ đó, việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản của Hải Dương đã đạt được những kết quả rất khả quan.

Theo ông Thăng, sản xuất nông, lâm, thủy sản Hải Dương đã và đang hình thành, phát triển theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Hàng năm, Hải Dương sản xuất trên 700.000 tấn rau, củ, quả các loại; 55.000 tấn vải quả; hành, tỏi 100.000 tấn; cá 61.000 tấn; cà rốt 75.000 tấn... Gía trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh năm 2020 đạt hơn 19.000 tỷ đồng; năm 2021 ước đạt hơn 20.700 tỷ đồng (tăng 6,8% so với năm 2020).

Ông Thăng cũng bày tỏ mong muốn, thông qua hội nghị lần này, Hải Dương sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, giải pháp từ các tỉnh thành, doanh nghiệp... trong việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước, nhất là những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản...

0715-img_4413-1730_20211209_778-181016.jpg
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam bấm nút khai mạc Hội chợ Agro Việt.

 

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội chia sẻ: Hiện nay, nguồn cung của hầu hết các sản phẩm nông sản trên địa bàn thành phố chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu tiêu dùng của trên 10 triệu dân. Hoạt động sản xuất nông nghiệp mới cơ bản đáp ứng nhu cầu các sản phẩm thịt lợn, thịt gia cầm, trứng. Một số sản phẩm khác như gạo mới đáp ứng được 60%, thịt bò đáp ứng 20%, thực phẩm chế biến 19%, rau củ quả 58%, trái cây 29%, thủy sản 53% so với nhu cầu.

Đặc biệt, từ nay đến Tết Nguyên đán, nhu cầu thực phẩm của thành phố tăng từ 10-20%. Ngoài lượng nông sản thực phẩm do Thành phố tự sản xuất, cần một lượng lớn sản phẩm nhập từ các tỉnh, dự kiến trên 110.000 tấn gạo; 130.000 tấn rau, củ; 112.000 tấn trái cây, 28.000 tấn thủy sản; hơn 12.000 tấn thịt bò; hơn 12.000 tấn thực phẩm chế biến... 

Trên cơ sở đó, ông Sơn đề nghị cá tỉnh, thành phố xác định các sản phẩm chủ lực, OCOP, tập trung nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, nâng cấp thành chuỗi giá trị bền vững theo tiêu chuẩn để cung cấp cho thị trường Hà Nội.

Về phía các hiệp hội, bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết: Việc xúc tiến thương mại theo hình thức online không hề bị hạn chế về hiệu quả. Ngược lại, kết nối tiêu thụ bằng hình thức này sẽ giúp các đơn vị vừa tiết kiệm được chi phí vừa quảng bá sản phẩm của mình tới đông đảo người tiêu dùng một cách dễ dàng, thuận lợi. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp như hiện nay, việc bán hàng online vẫn là giải pháp tối ưu trong thời gian tới.

Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, mặc dù triển khai hình thức bán hàng trực tiếp, vẫn luôn sẵn sàng hỗ trợ tất cả các địa phương, đưa sản phẩm của mình đến với đông đảo người tiêu dùng của cả nước.

Ngoài ra, Hội chợ cũng có sự tham gia của các doanh nghiệp giới thiệu về các loại thiết bị máy móc sản xuất nông nghiệp như: máy phun rẻ quạt HA-1000SCA III, HA-1000SCA II, máy phun rẻ quạt HA-1000 WSD, HA-1000WMS VI, HA-600WMS V, HA-500CM III, Máy phun tầm siêu xa HA-4000EWS II, HA-2500SS, dịch vụ phun thuê, hệ thống IoT quan trắc, giám sát, thu thập số liệu khí tượng, môi trường... hay các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp như: thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, cồn sát khuẩn, hóa chất diệt côn trùng, vaccine thú y...

Phát biểu tại hội chợ, ông Đào Văn Hồ - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp - cho biết, sau khi kết thúc hội chợ, nền tảng kết nối trực tuyến vẫn được Ban tổ chức duy trì các giao dịch đến ngày 9/1/2022 nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục các hoạt động của hội chợ.

Ông Đào Văn Hồ hy vọng, hội chợ sẽ là điều kiện tốt nhằm quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; là cầu nối sản xuất và tiêu thụ góp phần nâng cao hình ảnh và sức cạnh tranh của sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên thị trường.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top