Ngày 18/9, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế liên buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh xảy ra tại Công ty VN Pharma ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác.
Tiếp tục điều tra các hành vi sai phạm liên quan đến vụ án “Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường cùng đồng phạm buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” xảy ra tại Công ty VN Pharma ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác.
Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự: Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thẩm định, xét duyệt, cấp phép và cho thông quan nhập khẩu đối với các thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Công ty Helix Canada và nhãn mác Công ty Health 2000 Canada, theo quy định tại Điều 360, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Hiện, vụ án đang được Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an tiến hành điều tra, làm rõ theo quy định của pháp luật.
Trước đó, chiều 16/9, Thanh tra Chính phủ kết luận việc cấp giấy phép nhập khẩu, giấy đăng ký lưu hành đối với 10 loại thuốc, cấp giấy phép hoạt động cho Công ty Helix và việc trúng các gói thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện của Công ty Cổ phần VN Pharma.
Từ kết quả thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo Bộ Y tế để xảy ra những tồn tại, vi phạm đã nêu tại Kết luận thanh tra.
Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra sang Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm nêu trên.
Đồng thời chuyển kết luận thanh tra đến Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an để có thêm thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác điều tra liên quan đến việc Công ty Cổ phần VN Pharma nhập khẩu thuốc, bán thuốc H-Capita do Công ty Helix sản xuất và các loại thuốc do Công ty Health 2000 sản xuất, xử lý theo thẩm quyền mà Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đang tiến hành.
Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị chuyển hồ sơ đến Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an để phục vụ cho công tác điều tra liên quan đến việc Công ty Cổ phần VN Pharma nhập khẩu thuốc, bán thuốc H-Capita do Công ty Helix sản xuất và các loại thuốc do Công ty Health 2000 sản xuất.
Bắt Chủ tịch HĐQT và Giám đốc Công ty CP Địa ốc Alibaba
Chiều 18/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phối hợp Công an TP.HCM tiến hành kiểm tra, khám xét trụ sở công ty địa ốc Alibaba nằm trên trên đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức (TP. HCM).
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc Alibaba) và em trai là Nguyễn Thái Lĩnh - Giám đốc Công ty CP Địa ốc Alibaba. Cả hai người bị bắt để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, các cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh các dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Công ty Alibaba và các công ty có liên quan trong việc quảng cáo phân lô, bán đất nền trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận.
Kết quả điều tra ban đầu thấy, Công ty CP địa ốc Alibaba và các công ty thành viên đã tự vẽ các dự án không có thật, chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án… nhưng đã huy động tiền của hàng nghìn khách hàng để chiếm đoạt.
Các địa phương này xác định các dự án này là dự án “ma”, Công ty CP địa ốc Alibaba tự ý phân lô bán nền trái phép.
Xã Tóc Tiên, TX. Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu có cưỡng chế dự án “ma” của công ty Alibaba. Tuy nhiên, nhiều nhân viên của công ty này phản ứng lại quyết liệt, đập phá tài sản của đoàn cưỡng chế, gây náo loạn.
Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vào cuộc điều tra tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam nhiều nhân viên Alibaba để điều tra, xử lý về hành vi “cố ý làm hư hỏng tài sản” và “chống người thi hành công vụ”.
Trong khi đó, nhiều khách hàng đến trụ sở Công ty Alibaba để đòi lại tiền đã đóng mua đất nhưng công ty này không trả.
Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Nhật Cường Mobile. Ảnh: Bộ Công an. |
Interpol truy nã đỏ ông chủ Nhật Cường Mobile Bùi Quang Huy
Tại buổi họp báo về Hội nghị ASEANAPOL lần thứ 39 diễn ra sáng 18/9, Trung tướng Trần Văn Vệ, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Quang Huy, Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường (Nhật Cường Mobile) về tội “Buôn lậu” và “Trốn thuế” thì người này đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
"Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã trong nước và quốc tế, đề nghị Interpol truy nã và được Interpol đưa Bùi Quang Huy vào truy nã đỏ. Việt Nam cũng đã đề nghị các nước ASEAN phối hợp để truy nã, nếu bắt được Bùi Quang Huy sẽ trao trả về Việt Nam", Trung tướng Trần Văn Vệ cho biết.
ổng giám đốc Nhật Cường được xác định cầm đầu đường dây buôn lậu có tổ chức, xuyên quốc gia, sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán tài chính để ngoài sổ sách hàng nghìn tỷ đồng doanh thu. Trong số 10 người bị khởi tố hồi trung tuần tháng 5, Bùi Quang Huy bị cáo buộc có hành vi Buôn lậu và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Mở rộng điều tra, đầu tháng 7, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với Bùi Quang Huy về tội Rửa tiền.
Kết quả điều tra mở rộng và tài liệu chứng cứ thu thập xác định ngoài 2 hành vi đã bị khởi tố, Bùi Quang Huy còn sử dụng tiền buôn lậu đưa vào Công ty Nhật Cường và Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software) để hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, có dấu hiệu tội phạm Rửa tiền.
Việc dàn lãnh đạo Nhật Cường bị khởi tố gây xôn xao dư luận vì tại Hà Nội, công ty này tham gia xây dựng 126 dịch vụ công, phục vụ hàng triệu người dân Hà Nội như xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư, phần mềm lưu trú trực tuyến, phần mềm hộ chiếu online và đặc biệt là giải pháp dịch vụ công trực tuyến liên thông 3 cấp, phần mềm quản lý tội phạm.
Nhóm khách hàng khối cơ quan, Nhà nước của công ty bao gồm UBND Hà Nội, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Công Thương, Sở Tư pháp và một số cơ quan khác.
Lệnh truy nã đỏ của Interpol là gì? Lệnh truy nã đỏ được ban hành bởi Tổng thư ký Interpol theo yêu cầu của các quốc gia thành viên, hoặc một tòa án quốc tế dựa trên một lệnh bắt giữ quốc gia hợp lệ. Lệnh truy nã đỏ không phải là lệnh bắt giữ quốc tế. Lệnh truy nã đỏ được ban hành với những cá nhân đang bị truy tìm để truy tố hoặc bắt giam. Tất cả thông tin về tội phạm và nghi phạm bị truy nã đỏ đều được gửi tới lực lượng biên phòng, cửa khẩu, hải quan để kiểm soát việc di chuyển. Các quốc gia có thể yêu cầu và chia sẻ thông tin quan trọng liên quan đến một cuộc điều tra. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.