Sơn Động là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích đất tự nhiên 84.664,49ha, trong đó 69.493,09ha đất nông nghiệp.
Toàn huyện hiện có 1.436ha vải thiều; tổng sản lượng vải thiều cho thu hoạch khoảng 4.000 - 5.000 tấn quả/năm, trong đó tập trung ở các xã Tuấn Đạo, Vân Sơn, Phúc Thắng, Cầm Đàn, Yên Định và Giáo Liêm.
Năm nay do điều kiện thời tiết thuận lợi cho cây vải sinh trưởng và phát triển, đồng thời nhân dân huyện Sơn Động ngày một quan tâm, tích cực và chú trọng đến khâu chăm sóc cây vải thời kỳ sau thu hoạch, đặc biệt là chăm sóc cây vải thời kỳ ra hoa và đậu quả nhằm giúp cho cây vải sinh trưởng và phát triển tốt, ra hoa và đậu quả nhiều bằng các biện pháp kỹ thuật như: Tỉa cảnh, tạo tán, bón phân, tưới nước, khoanh vỏ, phun thuốc kích thích và phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời… nên hầu hết diện tích vải thiều trong huyện đều ra hoa (đạt trên 90% diện tích).
Ngay từ đầu năm 2018, các cơ quan chuyên môn của huyện đã chỉ đạo cán bộ khuyến nông cơ sở các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền, vận động nhà vườn chú trọng đến khâu chăm sóc cây vải thiều thời kỳ ra hoa, đậu quả vì đây là thời kỳ rất quan trọng, có vai trò quyết định đến năng suất và sản lượng vải.
Vì vậy, để làm tốt được công tác này thì người trồng vải cần phải chú trọng đến khâu chăm sóc vải ngay từ thời kỳ khi cây vải bắt đầu phân hóa mầm hoa cho đến khi cây ra hoa và đậu quả.
Theo ông Nguyễn Văn Thạch ở thôn Đồng Thủm, xã Tuấn Đạo, đối với cây vải, trong thời kỳ ra hoa, đậu quả cần phải giữ ẩm thường xuyên, nếu để cây thiếu nước, hoa sẽ rụng nhiều, nhưng nếu tưới quá nhiều nước, độ ẩm cao cũng sẽ làm cho hoa và quả non rụng nhiều. Thời điểm này cần phải bón phân cân đối, không được bón phân giàu chất đạm. Giai đoạn này thời tiết có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến tỷ lệ đậu quả và năng suất của cây vải, nếu thời tiết bất lợi như mưa phùn kéo dài, nhiệt độ thấp vào đúng thời kỳ hoa cái nở rộ thì sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng đậu quả của cây vải.
Thời kỳ này cây vải thường gặp sâu tơ, sâu xanh, sâu đo ăn nụ và hoa, nhện lông nhung gây hại lá, bọ xít, rệp hại hoa, sâu đục cuống quả… và một số bệnh thường gặp như bệnh mốc sương, sương mai… Vì vậy, trong thời điểm này, bà con cần tích cực chủ động phun phòng trừ các loại sâu, bệnh và côn trùng gây hại bằng các loại thuốc trừ sâu thông thường.
Với sự tích cực và chủ động chăm sóc vải kịp thời, cộng với những kiến thức đã được tập huấn và những kinh nghiệm thực tế áp dụng chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa, đậu quả, hy vọng sẽ có một vụ vải thiều sớm đạt kết quả cao và giành được nhiều thắng lợi trong năm 2018.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.