Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 11 năm 2020 | 14:48

Kinh tế vườn, cần làm gì để tận dụng EVFTA?

Sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực, nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam đã xuất sang các nước châu Âu.

Tại Đại hội Hội Làm vườn Việt Nam lần thứ VII mới đây, nhiều đại biểu nhận định, EVFTA là thời cơ thuận lợi để sản phẩm của hội viên Hội Làm vườn (HLV) nói riêng, người làm nông nghiệp nói chung bứt phá “bay” đi trời Âu.

Tuy nhiên, để nông sản đủ điều kiện xuất khẩu thì khâu sản xuất cần nhiều sự thay đổi.

 

t14.jpg
Theo TS. Nguyễn Xuân Tình, Chủ tịch Hội Làm vườn và trang trại tỉnh Hà Tĩnh, nếu không làm được truy xuất nguồn gốc sẽ quay lại rau hai luống, lợn hai chuồng. Trong ảnh: Đồng chí Vương Đình Huệ khi còn là PTTCP đã dùng điện thoại thông minh để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

 

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Trả lời câu hỏi của phóng viên, HLV, hội viên HLV cần làm gì để tận dụng EVFTA, ông Nguyễn Văn Bái, Chủ tịch HLV Bắc Giang cho rằng, một số khó khăn, nút thắt cần được tháo gỡ, về sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ. Việc này phải làm đồng bộ. Trong sản xuất phải quan tâm đến tích tụ, tập trung đất đai, áp dụng công nghệ cao, quan tâm đến nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo an toàn thực phẩm và đăng ký được thương hiệu trong nước cũng như tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

“Khâu tổ chức sản xuất vẫn còn rất yếu, cho nên phải quan tâm gắn kết từ sản xuất đến chế biến, bảo quản và tiêu thụ. Chúng ta phải tạo thành một chuỗi. Đặc biệt, bạn hàng trong nước, ở khu vực cũng như thế giới, chúng ta phải tranh thủ và phải gắn kết được thì người sản xuất mới yên tâm sản xuất theo hợp đồng, đảm bảo được tiêu thụ, đảm bảo giá và có lãi”, ông Bái cho hay.

Ông Võ Văn An, Chủ tịch Hội Ngành nghề Nông nghiệp - Nông thôn tỉnh Sơn La, cho biết, hiện Sơn La mỗi năm có khoảng 300.000 tấn sản phẩm. Vấn đề là làm thế nào để xuất khẩu được. Chúng tôi phải tuyên truyền đến người dân việc thực hiện tốt an toàn thực phẩm, nông nghiệp phải là nông nghiệp hữu cơ, sản xuất theo VietGAP…

“Bây giờ xuất khẩu nông sản đến các quốc gia đều có yêu cầu rất khắt khe. Để xuất khẩu được, chất lượng đã đạt rồi nhưng phải an toàn thực phẩm, việc này Sơn La làm rất tốt. Hội Làm vườn, Hội Ngành nghề Nông nghiệp - Nông thôn chúng tôi đang định hướng theo chủ trương của tỉnh, tuyên truyền, vận động hội viên làm tốt việc này”, ông An nhấn mạnh.

Truy xuất được nguồn gốc

TS. Nguyễn Xuân Tình, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Hà Tĩnh, cho biết, hiện nay chúng tôi đang tập trung giải quyết một số vấn đề. Thứ nhất, hướng dẫn cho hội viên thực hiện quy trình sản xuất VietGAP đảm bảo theo tiêu chuẩn sản phẩm của Việt Nam và thị trường quốc tế. Thứ hai, thực hiện Nghị định 109 về nông nghiệp hữu cơ. Chúng tôi thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ của quốc gia.

“Khi hai tiêu chuẩn này thực hiện được, đảm bảo rồi thì tiến hành làm bước thứ 3, là làm chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng để sản phẩm truy xuất được nguồn gốc. Truy xuất nguồn gốc là chìa khóa mở ra thị trường, nếu không làm được sẽ quay lại rau hai luống, lợn hai chuồng”, ông Tình tâm sự.

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch HLV tỉnh Long An, tới đây, HLV xác định sẽ làm mấy việc chính, giảm dần đầu vào các loại phân bón hóa học, sản xuất theo hướng hữu cơ, vận động một nhóm hội viên họ làm ra sản phẩm để họ tự ăn trước khi mời Nhà nước đến đánh giá chất lượng, cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn.

Sau đó dùng truyền thông để quảng bá các sản phẩm, các mô hình này (làm tự giác), khi quảng bá được thì khách hàng sẽ tự tìm đến. Như vậy, đầu tiên chúng tôi sẽ kết nối hội viên lại thành tổ, nhóm, rồi tổ hợp tác, hợp tác xã để làm nền cho những việc sau.

 

t15.jpg

Những năm gần đây, Sơn La nổi lên là điểm sáng trong sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng nông sản.

 

Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng các phế phẩm sinh học trong sản xuất, các thí điểm HLV làm mấy năm nay đã có hiệu quả. Cùng với đó, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao chất lượng, cải tạo môi trường đất. Đồng thời, mời doanh nghiệp vào cùng tham gia để nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm đầu ra cho hội viên.

“Nhà nông 3 trong 1”

PGS. TS Mai Thành Phụng, Phó chủ tịch HLV Việt Nam, cho biết, có 3 vấn đề cần làm rõ. Thứ nhất, làm sao để có được sản phẩm tốt, việc này phụ thuộc vào người sản xuất, tổ chức sản xuất, cách thức sản xuất. Tất cả các ngành phải trả lời cho được câu này, muốn tận dụng EVFTA phải nâng cao được chất lượng sản phẩm.

Thứ hai, làm sao phải có được truy xuất nguồn gốc, phải có cách nào đó liên kết nhau lại để có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, đến hữu cơ.

Thứ ba, phải xúc tiến thương mại, mà xúc tiến thương mại nó là nghệ thuật marketing. Như vậy phải có sự kết nối, đầu tàu là doanh nghiệp, doanh nghiệp phải liên kết với HTX, tổ hợp tác sản xuất để sắp xếp việc marketing đó. Tận dụng tất cả các điều kiện, lợi thế vùng miền, các sản phẩm OCOP, du lịch sinh thái… để vượt qua trở ngại.

“Thị trường thế giới rất cần uy tín, chất lượng là hàng đầu, anh nói sao phải làm y như vậy. Ba vấn đề này phải làm tốt mới có thể phát triển, tận dụng được EVFTA. EVFTA mới chỉ dỡ bỏ hàng rào thuế quan nhưng lại dựng lên hàng rào kỹ thuật rất chặt chẽ, nên cuộc chơi này phải biết cách và phải có sức mạnh, đặc biệt phải có doanh nghiệp thì mới có thể thành công”, ông Phụng nhấn mạnh.

Ông Phụng cho biết thêm, tận dụng EVFTA đòi hỏi phải có sự liên kết 4 nhà, trong đó nhà nông phải là nhà nông trong ngoặc kép, nhà nông ở đây là tập thể nhà nông, nhà nông phải là nhà nông tiến bộ, ứng dụng được những giải pháp mới nhất để hạ giá thành nâng cao chất lượng để cạnh tranh, nhà nông ở đây phải biết mình cần thay đổi cái gì để thích ứng với từng cuộc chơi, trong đó nhà nông phải có đủ tiềm lực.

“Có thể nói nhà nông là 3 trong 1, nhà nông phải biến thành nhà khoa học, nhà nông phải biến thành doanh nghiệp, nhà nông phải là người giỏi chèo lái con thuyền kết hợp với các nhà khác.

HLV là tổ chức nghề nghiệp, do đó, phải tận dụng tất cả các điều kiện của Chính phủ, Nhà nước để huy động sức dân, tập hợp lực lượng, dựa vào các chính sách của Nhà nước kết hợp với sự liên kết. Ngày nay liên kết là việc sống còn, phải liên kết giữa các thực thể khác, các nguồn lực của xã hội, đặc biệt là tận dụng sức dân, người dân phải là người chính, nhân vật chính trong cuộc chơi này”, ông Phụng cho biết thêm.

 

Hằng năm, EU nhập khẩu khoảng 120 tỷ Euro nông sản, trong đó trái cây nhiệt đới khoảng 12,5 - 13 tỷ USD. Thực hiện EVFTA, nông sản Việt không chỉ có lợi thế về thuế mà việc không hạn chế mặt hàng và kim ngạch cũng là lợi thế.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Chuyện người Dao làm kinh tế

    Chuyện người Dao làm kinh tế

    Trên cung đường bê tông uốn lượn dưới chân đồi quế thẳng tắp vươn mình đón nắng, thôn Bỗng 2 xã Cam Cọn (Bảo Yên, Lào Cai) dần hiện hữu.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top