Kinh tế nông thôn đã có bài phản ánh “Krông Ana (Đắk Lắk): Hợp tác xã thu khống hàng tỷ đồng tiền thủy lợi phí”. Đây là việc làm trái quy định của nhà nước. Nhiều người đặt ra câu hỏi ai bao che để HTX Quảng Tân coi trời bằng vung, làm trái pháp luật?
HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân đóng trên địa bàn xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Tuy đã nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để phục vụ tưới cho các hộ dân, thế nhưng HTX Quảng Tân vẫn tiến hành thu tiền dịch vụ công ích thủy lợi với số tiền hàng năm rất lớn. Đây là việc bất chấp quy định, coi thường pháp luật. Nhiều người dân trồng lúa nước hàng ngày bán mặt cho đất, bán lung cho trời, bỏ mồ hôi, sức lao động mưu sinh từ những cánh đồng trồng lúa nước nhưng họ không biết rằng những đồng tiền chính đáng của mình lại đang bị HTX Quảng Tân cướp trắng trợn.
Thực tế cho thấy, công tác thu tiền sử dụng dịch vụ nông nghiệp đã có nhiều sai phạm rất nghiêm trọng. Theo Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Từ nghị định số 96/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắc Lắc đã ra nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND ngày 26/12/2018 quy định về giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Nếu áp dụng đúng, tất cả các hộ dân trên địa bàn xã Bình Hòa đều được miễn giảm 100% mức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Điều đáng nói là HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân vừa nhận tiền hỗ trợ của nhà nước, vừa tiến hành thu tiền dịch vụ công ích thủy lợi của người dân. Đây rõ ràng là việc cố tình vi phạm. Theo số liệu từ Phòng Tài chính huyện Krông Ana cung cấp, năm 2019 nhà nước đã hỗ trợ cho HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân hơn 3 tỷ đồng để phục vụ người dân trong lĩnh vực nông nghiệp.
Làm việc với phóng viên, ông Hoàng Minh Giám – Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Ana cho biết, sau khi Kinh tế nông thôn có bài điều tra việc HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân thu khống tiền dịch vụ công ích thủy lợi của người dân, các đơn vị liên quan của huyện đã vào cuộc xác nhận và có tình trạng HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân thu tiền như bài báo đã phản ánh. Ông Giám cho biết thêm, khi biết thông tin như bài viết đã đăng tải, cơ quan công an đã vào cuộc và đến HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân niêm phong các tài liệu liên quan để điều tra, nếu có vi phạm sẽ chuyển hồ sơ để khởi tố hình sự. Huyện sẽ xử lý nghiêm, không bao che cho sai phạm.
Việc thu tiền dịch vụ công ích thủy lợi của HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân được thực hiện rất mập mờ, không rõ ràng, biên lai chỉ ghi số tiền chứ không ghi diện cụ thể diện tích được tưới. HTX Quảng Tân đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, thu tiền trái quy định. Vậy số tiền hàng tỷ đồng thu của người dân vào túi ai?
Khi phóng viên đề cập việc quản lý HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân, ông Hoàng Minh Giám – Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Ana cho biết xã Bình Hòa là đơn vị trực tiếp quản lý. Vậy trách nhiệm của chính quyền xã Bình Hòa trong việc này đã rõ ràng. UBND xã Bình Hòa, đứng đầu là ông Lê Như Diệu liệu có biết HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân thu tiền của người dân trái quy định hay không? Liệu có sự bao che, tiếp tay của xã Bình Hòa cho HTX Quảng Tân hay không? Bởi một việc diễn ra công khai trên địa bàn xã như vậy mà chính quyền không biết là chuyện nực cười không thể chấp nhận. Vậy xã Bình Hòa quản lý HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Tân là quản lý ở mặt nào? Việc dư luận nghi ngờ xã Bình Hòa dung túng cho HTX Quảng Tân làm sai quy định của nhà nước là hoàn toàn có cơ sở.
Các cơ quan liên quan huyện Krông Ana cần phải làm rõ vấn đề, truy cứu trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân và tập thể trong việc này. Bỏ lọt tội phạm là dung túng cho sai phạm. Việc làm của HTX Quảng Tân là việc làm trái quy định của nhà nước, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Người dân mong chờ sự nghiêm minh của pháp luật. Việc làm của HTX Quảng Tân đã làm nhiều người dân mất niềm tin. Làm rõ mọi vấn đề liên quan đến HTX Quảng Tân và trách nhiệm quản lý của xã Bình Hòa là việc rất cần thiết để lấy lại niềm cho người dân. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin những sai phạm trong việc thu tiền dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn huyện Krông Ana trong các số tiếp theo.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.