Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 8 năm 2022 | 9:5

Kỳ vọng trở thành “Trại hươu giống hạt nhân 38”

Với tham vọng phát triển và làm giàu từ sản phẩm chủ lực của địa phương, anh Nguyễn Hồng Tiệp (sinh năm 1996, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn) đã đầu tư gần 4 tỷ đồng xây dựng trại nuôi hươu quy mô lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.

Triển vọng nghề nuôi hươu

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế đầu tư (Đại học Vinh), đi làm một thời gian, anh Tiệp xin nghỉ ở nhà và sinh hoạt Đoàn tại địa phương. Là Bí thư Đoàn xã Sơn Giang, với sức trẻ nhiệt huyết và đam mê nghề truyền thống của Hương Sơn, anh nhận thấy nghề nuôi hươu lấy lộc có cơ hội triển vọng nhất nên mạnh dạn học hỏi và đầu tư trại hươu lớn trên chính quê hương mình.

Trại hươu được xây dựng trên diện tích gần 500m2, quy mô nuôi 200 con hươu và được xem là trại nuôi hươu lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh. Hiện, có 150 con hươu bắt đầu cho lộc nhung, sinh sản.

 

z3644101220991_7631085f5bf12011e7ba74fe12c9e865.jpg
Trại nuôi hươu của anh Tiệp ( Hương Sơn, Hà Tĩnh ) hiện là trại nuôi hươu lớn nhất tại Hà Tĩnh.

Tiệp chia sẻ: “Gia đình có truyền thống nuôi hươu. Từ nhỏ tôi đã cùng cha, ông chăm sóc hươu. Việc bán nhung hươu và hươu giống là nguồn thu nhập chính của gia đình từ trước tới nay. Tuy nhiên, chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ nên cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống. Sau bao suy nghĩ, tôi quyết định vay mượn, kêu gọi đầu tư từ chính người thân để đầu tư chăn nuôi quy mô, bài bản hơn với kế hoạch làm giàu từ sản phẩm của địa phương. Và kế hoạch của tôi được người thân, gia đình ủng hộ”.

Thời gian đầu, anh gặp không ít khó khăn, nhất là việc thu mua con giống. Mua được hươu giống đã khó bởi ít người bán mà tuyển chọn được giống tốt, chất lượng lại càng khó hơn. Nhiều khi anh phải chấp nhận trả giá cao hơn thị trường để sở hữu những con hươu giống mình ưng ý.

 

z3644101377800_a7ab4bab7c206143defc3f64152d0439.jpg
Hệ thống chuồng trại được đầu tư quy mô và hiện đại

 

Tiệp cho biết, việc chọn mua giống hươu lấy nhung, hươu lấy giống cực kì quan trọng, quyết định toàn bộ sự thành công trong nuôi hươu. Để nâng cao chất lượng con giống cho trang trại, anh mua một con hươu giống nòi của Trại nhung hươu Việt ở xã Sơn Châu với giá hơn 166 triệu đồng. Con hươu này hàng năm cho sản lượng nhung khá lớn, nhân giống rất tốt.

Mong muốn trở thành “Trại hươu giống hạt nhân 38”

Đến thời điểm này, anh Tiệp đã đầu tư gần 4 tỷ đồng, trong đó, 1 tỷ đồng xây dựng hệ thống chuồng trại, hơn 2 tỷ đồng mua con giống... Anh đang tiếp tục hoàn thiện trang trại của mình như khu chế biến, khu trưng bày sản phẩm. Đến nay, trang trại hươu của anh có 40 con hươu đực đã cho thu hoạch lộc nhung, trị giá hơn 360 triệu đồng. Ngoài ra, nhiều con hươu cái đã sinh sản - đây sẽ là nguồn thu nhập cao cho trại nuôi, hiện nay, mỗi con hươu giống có giá từ 15 triệu trở lên. Trên thị trường địa phương, nhu cầu hươu giống đang rất lớn và khan hiếm. Do vậy, anh mong muốn biến trại nuôi hươu của mình trở thành “Trại hươu giống hạt nhân 38” cung cấp hươu giống uy tín, chất lượng tại địa phương.

Trại nuôi hươu của Tiệp cũng là mô hình đầu tiên sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi hươu. Với kỹ thuật này, chuồng trại luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh tuyệt đối, giúp đàn hươu sinh trưởng tốt, hạn chế được dịch bệnh. Sau 6 tháng, khi thay lớp đệm lót mới thì lớp đệm lót này được dùng để bón cho cây ăn quả.

 

z3644101253246_8a8a2f89fbc11c26629ef8781999eec6.jpg
Đàn hươu giống của trại hươu anh Tiệp

 

Ông Nguyễn Kiều Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, cho biết: “Trang trại nuôi hươu của anh Tiệp hiện là trại nuôi hươu lớn nhất tỉnh và là mô hình đầu tiên sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi hươu. Với kỹ thuật này, chuồng trại luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh tuyệt đối, giúp đàn hươu sinh trưởng tốt, hạn chế được dịch bệnh. Bởi vậy, huyện đang khuyến khích các hộ hươu mở rộng quy mô, thay đổi tập quán chăn nuôi truyền thống, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để giảm chi phí, mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Với các sản phẩm từ trại nuôi hươu của mình, anh Tiệp chia sẻ: Nhung tươi sau khi thu hoạch được tôi bảo quản để sau này chế biến thành các sản phẩm như: nhung hươu sấy khô, bột nhung hay rượu nhung hươu… phục vụ theo nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, cơ sở sẽ nỗ lực xây dựng thành sản phẩm đạt chuẩn OCOP để nâng tầm giá trị nhung hươu, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đồng thời, anh Tiệp còn tiếp tục đầu tư xây dựng nơi đây thành điểm du lịch trải nghiệm. Du khách đến đây không chỉ chiêm ngưỡng mà còn được chơi đùa hay chụp ảnh với những chú hươu sao đã được thuần hóa. Cùng với đó, khi vào mùa, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến quá trình hái lộc nhung và tham quan, thưởng ngoạn những vườn cây ăn trái cách đó không xa…

 

 

Lê Cử
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top