Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 26 tháng 6 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 12 năm 2020 | 11:25

Làm giàu từ VAC

Năm 2008, với số vốn ít ỏi, ông Nguyễn Tiến Dũng ở thôn Sen, xã Hoà Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình) đã mạnh dạn thuê đất để cải tạo xây dựng trang trại tổng hợp kết hợp chăn nuôi và trồng trọt.

1.jpg
Mô hình nuôi cá mang lại thu nhập cao cho ông Nguyễn Tiến Dũng.

 

Ông Dũng dẫn chúng tôi đi thăm mô hình VAC rộng trên 2ha, thành quả sau gần 12 năm vất vả xây dựng của gia đình. Chúng tôi khá ấn tượng về cách bố trí chuồng trại, cây trồng hợp lý, thoáng mát, có tính thẩm mỹ, hợp vệ sinh môi trường, khác biệt với những trang trại tổng hợp khác.

Năm 2008, ông Dũng mạnh dạn tu sửa đầm nước bị bỏ hoang và bắt đầu công việc nuôi cá. Khoảng thời gian đầu khó khăn, công việc thất thường, thu nhập không ổn định, vợ chồng ông quyết định chăn nuôi theo hướng lấy ngắn nuôi dài.

Sau khi tìm hiểu nhiều mô hình trang trại nuôi, trồng tổng hợp, gia đình ông vay thêm vốn để xây dựng chuồng trại, mở rộng diện tích ao nuôi và thả nhiều giống cá khác nhau, trồng thêm nhiều loại cây ăn quả hợp với khí hậu, thổ nhưỡng.

Ông Dũng tâm sự: “Từ năm 2008-2013, trang trại mới thành lập nên thu nhập đạt ở mức thấp. Từ năm 2014-2016, trang trại mới có thu nhập khá từ việc nuôi cá, gà, lợn với quy mô nhỏ. Năm 2018, sau khi đi tham khảo thị trường và học hỏi thêm, tôi đã đầu tư nuôi cá điêu hồng với số lượng 15 nghìn con/lứa (nuôi 2 lứa/năm, cho thu hoạch 6 tấn-PV), thu nhập 240 triệu đồng/lứa, các loại cá khác cho thu hoạch 1,5 tấn/lứa. Năm 2019, thấy thị trường hàng hóa thực phẩm có giá cao, tôi mạnh dạn tăng số lượng con nuôi nên thu nhập cuối năm tăng cao so với các năm trước. Tổng doanh thu đạt khoảng 1,5 tỷ đồng”.

Gia đình ông Dũng xây dựng hệ thống nước thải và dẫn nước, đổ bê tông quanh ao nuôi làm cho môi trường nước luôn trong sạch, từ đó, cá ít bị bệnh hơn; lắp 2 bộ quạt nước tạo bọt, cung cấp ôxy cho cá; thức ăn cũng được bố trí đều khắp ao nên hạn chế dư thừa.

Về chăn nuôi lợn, ông bố trí chuồng trại theo kiểu đông che, hè thoáng và thức ăn được áp dụng theo quy trình ăn theo trọng lượng, sử dụng giống lợn siêu nạc, nên khi xuất chuồng được thương lái quen đến tận nơi thu mua với giá tương đối ổn định. Bên cạnh việc chăn nuôi khoa học, ông còn trồng xen các cây ăn quả, cây cảnh, nhiều giống hoa lan có giá trên thị trường, đem đến cảnh quan sinh thái vừa thẩm mỹ, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình VAC của ông Dũng không chỉ mang lại nguồn thu ổn định cho gia đình, mà còn tạo công ăn việc làm cho 5 lao động thường xuyên và 15 lao động thời vụ trên địa bàn xã.

Ông Nguyễn Văn Lam, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bố Trạch, nhận xét: “Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Dũng còn tích cực  vận động bà con tham gia các lớp tập huấn, phổ biến kinh nghiệm trong sản xuất cho các hộ trang trại, gia trại khác trên địa bàn. Ngoài ra, ông cũng giúp đỡ bà con về kỹ thuật, con giống; tư vấn thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn”.

 


 

Mỹ Hạnh
Ý kiến bạn đọc
  • Độc đáo vườn vải thiều trĩu quả, 30 năm không mất mùa

    Độc đáo vườn vải thiều trĩu quả, 30 năm không mất mùa

    Năm nay, nhiều vườn vải thiều không ra quả thì hộ bà Diệp Thị Sênh, thôn Trại 1, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn) vẫn có thu nhập cao. Đặc biệt, những cây vải được gia đình bà trồng từ năm 1992 song chưa bao giờ mất mùa.

  • Hiệu quả từ chuyển đổi làm muối sang trồng táo ở Bàng La

    Hiệu quả từ chuyển đổi làm muối sang trồng táo ở Bàng La

    Sau bao thế hệ gắn bó, diêm dân phường Bàng La (quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng) hiện không còn mặn mà với nghề làm muối. Những ruộng muối trắng ngần khi xưa, nay dần thay thế bằng những vườn táo xanh mướt, trĩu quả.

  • “Vua” cá chình ở Cà Mau

    “Vua” cá chình ở Cà Mau

    Với hơn 20 năm gắn bó với con cá chình, ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 67 tuổi, ngụ ấp 3, xã Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đã thành công với loài cá này, mỗi năm cho thu nhập trên 1,5 tỉ đồng.

Top