Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 8 tháng 6 năm 2018 | 14:8

Lợi nhuận 2,3 tỷ nhờ nuôi tôm thẻ công nghệ cao

Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh, anh Nguyễn Hoài Nam ở xã Tam Thôn Hiệp (Cần Giờ - TP. Hồ Chí Minh) thu lãi  khoảng 2,3 tỷ đồng/năm.

tomcnc.jpg
Anh Nam kiểm tra tình hình tôm ăn trong ngày.

Ứng dụng công nghệ cao

Là kỹ sư thủy sản, trước đây công tác ở Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh, nhưng sau đó anh Nam trở về quê trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Với kinh nghiệm bao năm tích lũy, anh mạnh dạn đầu tư nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tính đến nay đã 10 năm. Do tình hình dịch bệnh trên tôm thời gian gần đây bùng phát mạnh, khí hậu ngày càng bất lợi cho con tôm nếu mãi sản xuất theo lối truyền thống, thất bại là khó tránh. Để sống được với nghề, anh nghĩ, phải tìm hướng đi mới và việc ứng dụng công nghệ cao chính là lời giải cho vấn đề này.

Bỏ ra 2 năm tìm hiểu, học tập cách nuôi tôm theo công nghệ cao ở Quảng Ninh, Hải Phòng và cả nước ngoài, năm 2016, anh Nam mạnh dạn vay vốn hỗ trợ lãi suất theo chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, đầu tư trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh theo công nghệ Biofloc với quy trình 2 giai đoạn trong nhà kín theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Tam Thôn Hiệp.

Trang trại rộng 7.500m2, được chia làm 3 ao: Ao chứa 3.000m2 dùng để cấp nước từ bên ngoài vào và được xử lý Chlorine trước khi đưa vào ao dự trữ. Ao dự trữ 3.000m2 lúc nào cũng có nước đã được xử lý vôi, khoáng chất. Ao ương 200m2, hình tròn được thiết kế bằng bao cát có lót bạt, với chi phí 15 triệu đồng/ao ương 150-200m2, rẻ chỉ bằng 1/5 ao ương làm bằng khung sắt hay ximăng; lắp đặt ôxy đáy trong nhà kín theo quy trình Biofloc; tôm đạt kích cỡ 600 - 900 con/kg thì tiến hành thả vào ao nuôi.

Trước khi đưa tôm ra ao nuôi, anh kiểm tra sức khỏe tôm, cân tính số lượng, độ pH giữa ao nuôi và ao ương sao cho phù hợp. Ao nuôi được áp dụng quy trình tuần hoàn nước khép kín, sử dụng hệ thống quạt, ôxy đáy, sử dụng thiết bị quan trắc môi trường và bộ điều khiển tự cấp thức ăn cho tôm. Mật độ thả nuôi từ 200 - 250 con/m2. Sau 80 ngày nuôi thì tôm đạt khoảng 40 con/kg, năng suất 5,5 tấn/1.000m2 ao (bình quân 50 tấn/ha/vụ). Đến nay, đã qua 7 vụ nuôi nhưng anh chưa gặp rủi ro, lợi nhuận thu được khoảng 2,3 tỷ đồng/năm. 

Tạo thương hiệu tôm sạch

Anh Nam chia sẻ: So với các ngành nghề khác, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại lợi nhuận cao nhưng đồng thời độ rủi ro cũng rất cao. Vì vậy, muốn nuôi thành công, ngoài am hiểu kỹ thuật, thì việc đưa khoa học công nghệ vào sản xuất là hết sức quan trọng. Cần đặc biệt quan tâm đến hệ thống năng lượng trong ao nuôi luôn đảm bảo 24/24 giờ, vì ôxy là yếu tố quan trọng để tôm sinh trưởng, phát triển. Bên cạnh đó, mỗi ngày ít nhất phải kiểm tra ao nuôi một lần, phải tự kiểm soát hết mọi hoạt động nuôi tôm.

Để mô hình nuôi tôm công nghệ cao được mở rộng và tạo thương hiệu tôm sạch Cần Giờ, anh Nam đề nghị các cấp ngành nông nghiệp cần xác định lại hướng đi cho con tôm như: quy hoạch vùng nuôi siêu thâm canh an toàn, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ đào tạo tập huấn kỹ thuật nuôi theo công nghệ cao. Đồng thời, vận động, khuyến khích nông dân có tay nghề và có tâm huyết thực hiện nuôi tôm công nghệ cao.

 

 

 

Trúc Minh
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top