Để đạt được mục tiêu đề ra, Bắc Giang đã chỉ đạo các địa phương chủ động vào cuộc, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu năm.
Bắc Giang hiện có 6 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, 138/184 xã đạt chuẩn NTM. Trong năm 2022, tỉnh đặt ra mục tiêu có thêm 9 xã đạt chuẩn NTM, lũy kế toàn tỉnh có 147/184 xã đạt chuẩn, chiếm 79,9%; có thêm 19 xã NTM nâng cao, lũy kế 43 xã; có 01 xã NTM kiểu mẫu; bình quân mỗi xã tăng thêm 0,3 tiêu chí/xã, lũy kế toàn tỉnh đạt 17,1 tiêu chí/xã. Với các xã đã đạt chuẩn, tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã NTM và xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025.
Bắc Giang phấn đấu có thêm tối thiểu 25-30 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên. Đồng thời tiếp tục phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,0 - 1,2%; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 45 triệu đồng/người/năm...
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động về xây dựng NTM, thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình điển hình, cách làm hay tại cơ sở để trao đổi vận dụng thực tế.
Cùng với đó, nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành nhất là người đứng đầu tại cơ sở, phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể, cả hệ thống chính trị tham gia tích cực thực hiện chương trình. Xác định “Xây dựng NTM là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, là nhiệm vụ thường xuyên và của cả hệ thống chính trị”.
Hoàn thiện khung chính sách thực hiện Chương trình xây dựng NTM đến năm 2025 ngay sau khi Trung ương phê duyệt, để tạo sự chủ động cho các địa phương. Ưu tiên bố trí nguồn lực phấn đấu hoàn thành các mục tiêu về thôn, xã, huyện NTM, NTM nâng cao.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2021-2025 gắn với xây dựng nông thôn mới. Bảo tồn và phát huy sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc, làm cơ sở để nhân rộng các mô hình du lịch cộng đồng ở các vùng nông thôn.
Triển khai các cơ chế, chính sách phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng NTM; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tích tụ ruộng đất hình thành vùng sản xuất tập trung; thực hiện hiệu quả các chính sách, đề án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh Chương trình mỗi xã một sản phẩm gắn với sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh; nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp; thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, nâng cao thu nhập cho người dân tạo nội lực xây dựng NTM bền vững.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.