Nắm bắt nhu cầu của bà con Hưng Yên mua bưởi non về ghép cây cảnh thế, phục vụ Tết, người dân Bắc Giang đã tỉa quả non bán, thu lãi cao.
Vài năm gần đây, nhu cầu cây có múi (CCM) cảnh dịp Tết ngày càng cao, nhà vườn Hưng Yên là địa phương có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất các loại hoa, cây cảnh uốn thế phục vụ Tết Nguyên đán.
Theo đó, bà con thường chọn cây bưởi Diễn để ghép quả, bởi loại bưởi này hình dáng đẹp, màu sắc vàng tươi, để được lâu trên cây.
Vì vậy, người dân Hưng Yên đã lên Bắc Giang thu mua trái bưởi non về ghép. Công việc này đã giúp 2 bên cùng có lợi, người làm vườn Bắc Giang, nhân dịp này tỉa bớt quả ở những cây quá sai, giúp cây giữ sức cho vụ sau, hoặc những vườn bưởi mới trồng, chất lượng quả chưa ổn định.
Ông Nguyễn Văn Thạo, thôn Trại Đảng, xã Đồng Kỳ, huyện Yên Thế, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Trang trại Cây có múi Bắc Giang, Trưởng nhóm Yên Thế, cho biết, trang trại của ông có 3,7 ha.
Trong đó, có 1 ha bưởi Diễn, bưởi hồng Đào Chuyên, bưởi da xanh, khoảng 300 cây, cách đây gần 1 tháng, bà con Hưng Yên lên mua 3.000 – 4.000 quả, đường kính vanh 30 cm, trương đương 10 -11 cm, để về ghép bưởi thế, chuẩn bị Tết Nguyên đán 2020.
Giá bán bình quân 13.000 đồng/quả, yêu cầu hình dáng đẹp, quả tròn đều. Nếu để chín bán vào dịp cuối năm khoảng 20 – 25.000 đồng/quả, thậm chí, có năm chỉ 18.000 đồng/quả.
Bưởi bán non, cũng có cái hay, giá khá cao, chắc ăn, đi cả 2 chân; vừa không phải chăm bón nhiều, không sợ cảnh được mùa mất giá. Đặc biệt, khi tỉa bớt quả non cũng không ảnh hưởng đến cây, ngược lại, còn làm cho những quả đậu lại, có chất lượng tốt hơn.
“Có thể nói, việc bán quả bưởi non năm 2019, ở những vùng trồng bưởi Diễn như: Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên Thế… khá nhộn nhịp; giá cả giao động từ 9 – 14.000 đồng/quả, đường kính trung bình 8 – 12 cm.
Người ghép cây cảnh thế, thường chọn bưởi Diễn vì chín vào dịp Tết Nguyên đán, màu sắc đẹp, thời gian lưu quả trên cây dài” – ông Thạo cho biết.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.