Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 10 tháng 2 năm 2022 | 10:20

Năm 2022, Bắc Giang phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu trong năm 2022 sẽ nâng hạng sao từ 5-10 sản phẩm OCOP; có thêm 25-30 sản phẩm đạt 3 sao trở lên; phát triển ít nhất 01 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia.

Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tích cực tham gia Chương trình OCOP. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình OCOP. Tập trung hỗ trợ nâng cao chất lượng, tạo giá trị gia tăng, hoàn thiện sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước; phát triển một số sản phẩm thế mạnh hướng tới thị trường xuất khẩu.

Hình thành mạng lưới các doanh nghiệp, chủ thể kinh tế làm động lực phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ trên cơ sở phát huy lợi thế theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Bắc Giang khuyến khích thành lập mới nhiều Hợp tác xã để tổ chức lại sản xuất, từ đó tạo ra được quy trình chuẩn, sản xuất hàng hoá, quy mô lớn và đảm bảo chất lượng. Đầu tư, củng cố cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

 

 Hết năm 2021, Bắc Giang có 155 sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

 

Với các sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng, tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện và phát triển sản phẩm. Tập trung tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến, tăng cường giám sát; có hệ truy xuất nguồn gốc rõ ràng, minh bạch; tăng quy mô sản xuất; mở rộng thị trường tiêu thụ. Phấn đấu năm 2022, nâng hạng sao từ 5-10 sản phẩm OCOP của tỉnh đã được công nhận OCOP.

Đối với sản phẩm mới, UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu rà soát, lựa chọn sản phẩm gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương, ưu tiên các sản phẩm chế biến, sản phẩm truyền thống, làng nghề và sản phẩm du lịch nông thôn. Phấn đấu đạt mục tiêu năm 2022 có thêm 25-30 sản phẩm đạt 3 sao trở lên (mỗi huyện, thành phố có ít nhất 2-3 sản phẩm); phấn đấu xây dựng, phát triển ít nhất 01 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia (dự kiến vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, mỳ gạo Chũ,…). Rà soát, lựa chọn để xây dựng mô hình thí điểm sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch, phấn đấu có tối thiểu 01 sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn nhằm thu hút du khách, đồng thời quảng bá hoạt động du lịch của tỉnh.

Vận dụng linh hoạt các chính sách để tiếp tục hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình OCOP các nội dung về quản lý nhãn hiệu, tem nhãn mác sản phẩm; hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác, kiểm nghiệm chất lượng đối với các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP...

Bên cạnh đó, tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về Chương trình OCOP. Tham gia các Hội chợ, hội nghị, hội thảo liên kết xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm OCOP,… Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng website quảng bá sản phẩm để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền quảng bá và bán hàng. Tiếp tục xây dựng các điểm giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện, thành phố; phối hợp đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử. Xây dựng, xuất bản ấn phẩm, tạp chí chuyên đề OCOP quảng bá trên hệ thống tuyến du lịch, các điểm dừng chân, các danh lam thắng cảnh,..

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số về Chương trình OCOP; Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quy trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP; hỗ trợ xúc tiến thương mại, đánh giá hậu kiểm sản phẩm OCOP sau phân hạng.

Lũy kế hết năm 2021, Bắc Giang có 155 sản phẩm OCOP, trong đó có 36 sản phẩm 4 sao và 119 sản phẩm 3 sao đưa Bắc Giang trở lên vị trí thứ 2 Khu vực miền núi phía Bắc, sau Hà Giang và đứng thứ 7 cả nước về số sản phẩm OCOP.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top