Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 30 tháng 10 năm 2021 | 23:50

Nhiều giải pháp gỡ khó cho sản phẩm OCOP Bắc Giang

Kết quả Chương trình OCOP tỉnh Bắc Giang đạt được là vậy. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cả chủ thể lẫn chính quyền địa phương đang gặp nhiều khó khăn. Trước những khó khăn trên, Bắc Giang đã có nhiều giải pháp tháo gỡ.

Nhiều chủ thể thực hiện gặp khó

Về vấn đề khó khăn khi thực hiện Chương trình OCOP, theo chị Lương Thị Diện, Phụ trách HTX Sản xuất, Kinh doanh, bún bánh, Nông sản sạch Đa Mai, hiện nay, sản lượng tiêu thụ của HTX chưa nhiều vì khách hàng yêu cầu phải đúng bao bì, mẫu mã của họ, trong khi đơn vị chưa đáp ứng được. Ngoài khó khăn về tiêu thụ, khi HTX tham gia và nâng cấp sao chưa tiếp cận được hỗ trợ từ Chương trình OCOP.

Chị Diện cho biết, HTX rất cần sự hỗ trợ của các sở, ngành, chính quyền địa phương, quan tâm hỗ trợ mẫu mã, bao bì, tem nhãn, nâng cấp mẫu mã bao bì, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, xúc tiến thương mại. Có như vậy, sản phẩm của HTX nói riêng, nhiều sản phẩm khác của tỉnh mới có điều kiện nâng cao chất lượng, mẫu mã, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm.

 

 Đến nay, Bắc Giang có 117 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh.

 

Bà Đào Thị Hương, Giám đốc, HTX Mỳ Trại Lâm tâm sự, khi triển khai Chương trình OCOP, HTX gặp nhiều khó khăn, khi sản phẩm đã có thương hiệu, muốn thay đổi mẫu mã, bao bì, xây dựng lại thương hiệu để sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, tuy nhiên chi phí cho mỗi lần thay đổi khá tốn kém. Để hướng tới sản xuất sạch, sản phẩm đủ điều kiện để xuất khẩu, đơn vị đã đầu tư làm nhà màng hết gần nửa tỷ đồng. HTX mong nhận được sự quan tâm của chính quyền, các sở ngành, hỗ trợ về máy móc, trang thiết bị, tem, nhãn, để khi có đơn hàng xuất khẩu không để bị nhỡ của khách.

 

Bà Đào Thị Hương, Giám đốc, HTX Mỳ Trại Lâm cho biết, thông qua công ty xuất khẩu, sản phẩm của HTX đã xuất khẩu sang Nga, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Khi các công ty xuất khẩu mua hàng xuất đi nước ngoài vẫn giữ nguyên tem, túi của HTX, do vậy, sản phẩm gần như là xuất khẩu chính ngạch. Hiện, có đơn vị làm việc, muốn nhập mỳ rau, củ, quả xuất khẩu đi Úc số lượng lớn. HTX đang làm thí điểm, nếu thành công sẽ có hàng xuất đi Úc trong thờ gian sớm nhất.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, khâu vận chuyển gặp khó khăn nên từ đầu năm 2021 đến nay, HTX chỉ xuất khẩu được 15 tấn mỳ các loại đi các nước. Sản phẩm mình làm chuẩn, làm đủ các tiêu chí, tin tưởng thời gian tới thị trường trong nước cũng như thế giới sẽ được mở rộng, tăng về sản lượng, lẫn giá trị, bà Hương tin tưởng.

 

Ông Nguyễn Văn Tuấn, thành viên HTX Sản xuất, thương mại và Dịch vụ Organic (TP. Bắc Giang) kiến nghị, chiết xuất tinh dầu cần có máy móc để chế biến sâu, ccần có đất đai để mở rộng phục vụ cho nhiều sản phẩm khác. Ví dụ, HTX xây dựng trên những cánh đồng thì không thể xây dựng nhà kiên cố, nhưng với các nhà tạm lại không đạt tiêu chuẩn GMP theo lĩnh vực y tế. Do vậy, chính quyền địa phương có thể hỗ trợ về máy móc, tem nhãn mác bao bì, tạo cơ chế về đất đai.

Cũng theo ông Tuấn, hiện các cơ quan quản lý Nhà nước đang hỗ trợ đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) để bán. Nhưng yếu tố quan trọng nhất để bán hàng trên sàn TMĐT là marketing, kinh phí marketing lớn. Nhà nước nên nghiên cứu hỗ trợ HTX, doanh nghiệp làm marketing.

Cùng với đó, phải biết sản phẩm mình vào thị trường nào, bắt buộc anh phải nghiên cứu thị trường, bắt buộc anh phải có kinh phí marketing. Ông Tuấn lấy ví dự, sàn TMĐT Alibaba một năm họ thu 100 triệu đồng tiền duy trì sàn, nếu một doanh nghiệp mới thành lập mà lên sàn đấy thì rất khó. Khi doanh nghiệp muốn lên đấy phải đủ lớn, có nhiều sản phẩm. Ví dụ: trong năm đầu, sàn TMĐT Alibaba yêu cầu mình phải có tối thiếu từ 60-200 sản phẩm trên sàn. Nếu doanh nghiệp không có định hướng, có sự phối hợp giữa các bên với nhau thì không thể lên được.

 

  Theo ông Nguyễn Văn Tuấn chính quyền địa phương có thể hỗ trợ về máy móc, tem nhãn mác bao bì, tạo cơ chế về đất đai giúp HTX, doanh nghiệp phát.
 

Để làm việc này, Sở Công thương cần hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX lên sàn, duy trì chi phí trên sàn, hỗ trợ chính sách về marketing. Sở Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ về tem, nhãn mác bao bì, máy móc, thiết bị. Ngành Y tế cần có những giải pháp, phương án phối hợp cùng ngành nông nghiệp, nhất là mảng dược liệu để tháo gỡ khó khăn. Bây giờ chỉ mới chiết xuất tinh dầu thô yêu cầu phải đạt GMP thì rất khó, không phải ai cũng đáp ứng được. Chính quyền cần có cơ chế đặc thù tháo gỡ cho HTX, có như vậy HTX mới lớn mạnh được, ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Văn Luy, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Bắc Giang, khi thực hiện Chương trình OCOP còn gặp nhiều khó khăn, trong đó, khó khăn nhất là nhận thức của chủ thể thực hiện, nhiều chủ hộ không quan tâm chương trình, mà chu trình làm OCOP không phải cứ có sản phẩm là được chứng nhận. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tham gia của các địa phương không đồng đều. Các sản phẩm của địa phương vẫn chủ yếu là sơ chế, ít sản phẩm chế biến sâu. Việc hình thành chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm còn ít…

Cùng về vấn đề khó khăn, bà Hà Ngọc Hoa, Phó trưởng phòng Kinh tế TP. Bắc Giang cho biết, nhân công trẻ của TP đang bị già, nên một số làng nghề chỉ duy trì, đất đai cũng không còn, do vậy để các HTX, chủ thể OCOCP phát triển hay mở rộng là rất khó.

Nhiều giải pháp gỡ khó

Để khắc phục những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP, thời gian tới tỉnh Bắc Giang xác định tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp. Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội hiểu được mục đích, ý nghĩa của chương trình OCOP, xem OCOP như một nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, là động lực mới trong xây dựng nông thôn mới. Từ đó thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện và động lực cho người sản xuất mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương. Thực hiện xây dựng hoàn thiện bộ máy quản lý chương trình các cấp, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ và các chủ thể sản xuất tham gia Chương trình.

Cùng với đó, tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh; đồng thời nghiên cứu tham mưu ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP phù hợp với điều kiện của tỉnh, địa phương.

 

Sau khi được chứng nhận OCOP, giá trị các sản phẩm dưa của HTX Rau sạch Yên Dũng được nâng cao, dễ tiêu thụ hơn.

 

Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tem truy xuất nguồn gốc. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP. Xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện, thành phố.

Tập trung hướng dẫn thành lập mới, đồng thời củng cố, phát triển HTX, doanh nghiệp để sản xuất các sản phẩm có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp. Thường xuyên kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình. Quản lý, giám sát chặt chẽ và có chế tài hậu kiểm phù hợp. đối với với các sản phẩm đã được công nhận là sản phẩm OCOP.

Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng coi đây là một hướng đi mới trong phát triển đa dạng sản phẩm OCOP nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng  du lịch về phát triển du lịch của tỉnh.

 

Hiện, sản phẩm mỳ của HTX Mỳ Trại Lâm đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

 

Trao đổi thêm về vấn đề này, bà Hà Ngọc Hoa, Phó trưởng phòng Kinh tế TP. Bắc Giang cho biết, trong thời gian tới, thành phố xác định duy trì, nâng cấp bao bì sản phẩm, nâng cấp chất lượng để nâng sao các sản phẩm đã được chứng nhận, phát triển thêm một số sản phẩm công nghiệp như: chè lam, sản phẩm về tinh dầu, dược liệu, đa dạng hoá sản phẩm của các HTX đã có sản phẩm…

Ông Nguyễn Văn Luy, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Bắc Giang cho biết, quan điểm của Chi cục là quản lý chặt về chất lượng, mẫu mã, bao bì. Sau 3 sao đẩy tiếp lên 4 sao chất lượng sẽ tốt hơn. Có những chủ thể đã in ấn bao bì trị giá cả trăm triệu đồng nhưng khi được góp ý kiến họ sẵn sàng bỏ đi thay bằng bao bì khác. Đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến thương mại. Những HTX nào còn yếu, Chi cục giao anh em xuống tận cơ sở tư vấn để khắc phục cho chủ thể những điểm còn chưa đạt.

Hi vọng, với sự chủ động, linh hoạt trong cách triển khai của các chủ thể tham gia; sự hỗ trợ, vào cuộc tháo khó khăn kịp thời của chính quyền các cấp. Thời gian tới, Bắc Giang sẽ có nhiều sản phẩm OCOP đạt chất lượng, thị trường tiêu thụ sẽ được mở rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, cũng như xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Từ đó, mang lại giá trị kinh tế cao. 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top