Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 21 tháng 4 năm 2018 | 14:32

Nam Định: 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Bốn huyện Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Trực Ninh và Giao Thuỷ của tỉnh Nam Định đạt chuẩn “Huyện nông thôn mới”.

0i4a4601-copy.jpg
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận các huyện đạt chuẩn nông thôn mới. - Ảnh: VGP/Thành Chung

 

Sáng 21/4 tại thành phố Nam Định, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 4 huyện Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Trực Ninh và Giao Thuỷ của tỉnh Nam Định đạt chuẩn “Huyện nông thôn mới”.

Trong đó, Giao Thuỷ là huyện nông thôn mới (NTM) thứ 50 của cả nước vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận hồi đầu tuần vừa rồi.

Tới nay, toàn tỉnh Nam Định đã có 200/209 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM (96%); có 6 huyện (Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ và Mỹ Lộc) và thành phố Nam Định có 100% số xã đạt chuẩn NTM. Nam Định trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong xây dựng NTM.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng đây là sự kiện đặc biệt của cả nước nói chung, Nam Định nói riêng khi Thủ tướng Chính phủ cùng lúc công nhận 4 huyện của tỉnh đạt chuẩn NTM.

“Nam Định là một trong những địa phương có thành tích cao nhất cả nước trong xây dựng NTM, qua đó nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn”, Phó Thủ tướng đánh giá và tin tưởng tỉnh sẽ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM  và trở thành tỉnh NTM đầu tiên của cả nước.

Hiện nay mặc dù hầu hết số xã trong toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng xã NTM nhưng Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh xây dựng NTM sẽ vẫn tiếp tục mà  không có điểm kết thúc. Xây dựng NTM  tập trung vào 5 trụ cột là: Hệ thống hạ tầng kinh tế- xã hội- dân sinh, phát triển sản xuất- kinh tế, bảo đảm môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc- tình làng nghĩa xóm và hệ thống chính trị, chính quyền vững mạnh, trong sạch để hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu.

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tổ chức triển khai Nghị định số 57/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 210/2015/NĐ-CP về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và Nghị định của Chính phủ về chính sách bảo hiểm nông nghiệp. Đây là 3 khung khổ pháp lý quan trọng để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập của người dân.

Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền tỉnh Nam Định quán triệt ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM trong nhận thức và hành động, hướng tới mục tiêu cao nhất là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn; quan tâm thực hiện bổ sung quy hoạch NTM gắn với đô thị hoá, nhất là khu vực nông thôn giáp ranh đô thị để bảo đảm hạ tầng đồng bộ, tránh lãng phí.../.

 

 

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top