Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 26 tháng 6 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 9 năm 2016 | 1:55

Năm học mới, nỗi lo cũ

Năm học 2016-2017 đã bắt đầu cùng nhiều kỳ vọng của học sinh,  thầy - cô giáo cũng như các bậc phụ huynh về những đổi mới sẽ giúp ngành giáo dục - đào tạo đảm bảo chất lượng; con em có thể phát triển toàn diện hơn; những đột phá trong các phương pháp giáo dục mới… Thế nhưng, kỳ vọng là một chuyện, thực tế lại là chuyện khác.

Nếu ai nghĩ rằng việc chính của giáo viên (GV) là giảng dạy, thì mới đúng chứ chưa đủ, điều khiến không không ít GV sợ khi vào năm học mới là hoàn thành sổ sách. Nếu là GV bình thường (không kiêm nhiệm), sẽ phải “còng lưng” với các loại sổ: Sổ báo giảng, sổ điểm cá nhân, sổ kế hoạch bộ môn, sổ kế hoạch giáo dục, sổ hội họp, sổ sáng kiến - kinh nghiệm, sổ dự giờ, sổ tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, sổ sử dụng đồ dùng dạy học…

Riêng sổ kế hoạch bộ môn và sổ kế hoạch giáo dục là “khủng bố” nhất vì có nhiều mục, nhiều nội dung, dày đến mấy chục tờ A4, đòi hỏi ghi chép hằng tuần, hằng tháng, từng học kỳ và cả năm.

Nếu là GV chủ nhiệm thì ngoài các loại sổ kể trên, phải làm ba bốn chục cuốn sổ liên lạc và một sổ chủ nhiệm dày cộp. Sổ này gồm lý lịch trích ngang, thông báo của nhà trường, học phí và thu chi các loại, các đối tượng miễn giảm, học sinh cá biệt, biện pháp giáo dục, hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhận xét hằng tuần, biên bản họp lớp đột xuất, biên bản sinh hoạt cuối tuần, biên bản nhận xét hạnh kiểm hằng tuần, hằng tháng, biên bản khen thưởng, kỷ luật...

Riêng sổ giáo án thì có nhiều “chủng loại”: chính khóa, dạy thay, dạy học theo chủ đề, dạy học theo nghiên cứu bài học, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Thầy cô xác xơ vì sổ sách, chìm nghỉm trong sổ sách, mất rất nhiều thời gian vào sổ sách, thậm chí có tình trạng GV cắt xén tiết dạy để tranh thủ… làm sổ sách cho kịp ngày kiểm tra.

Chuyện sổ sách, tài liệu đã vậy, chuyện giảng dạy cũng vô cùng bức thiết. Bước vào năm học mới, nhiều thầy cô cũng mong muốn có nhiều sự đổi mới tích cực hơn nữa trong hoạt động giảng dạy. Một giáo viên Trường THPT ở TP.HCM cho rằng, nhìn tổng thể thì chương trình học các môn ở bậc phổ thông vẫn còn nặng, trong khi số tiết phân bổ lại ít. Điều này khiến giáo viên khó tránh khỏi tình trạng dạy hời hợt, qua loa. Vì thế, nhất thiết phải giảm tải để khắc phục tồn tại này. Chúng tôi mong muốn được lựa chọn những kiến thức thiết thực, gắn bó với cuộc sống học sinh để đưa vào bài giảng. Khi nào giảng dạy theo hướng phát triển toàn diện kỹ năng thì khi đó giáo dục mới đi vào thực chất hơn.

Em Việt Hoàng, học sinh lớp 12 (Hà Nội) cho rằng: “Bộ cần thực hiện đổi mới thi cử từng bước ổn định, tránh gây tâm lý căng thẳng, hoang mang cho chúng em”.

Cũng giống như các năm học trước, năm học 2016-2017 này, các khoản thu đầu năm vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều phụ huynh. Phụ huynh bức xúc với những khoản đóng góp “ngoài ra” nhưng chẳng biết kêu với ai. Bởi, trong cuộc họp phụ huynh, nếu nêu ý kiến cụ thể thì lại rước phiền toái cho con mình trong suốt năm học. Đã có phụ huynh chia sẻ, sau khi góp ý về khoản thu của trường tổ chức dã ngoại cho các con với cô giáo, hôm sau cô đưa chuyện ra nói luôn trước lớp là mẹ bạn A nói rằng việc thu tiền như vậy là không phù hợp, là quá cao… Lập tức, giờ ra chơi, con chị phải “lĩnh” hậu quả. Các bạn trong lớp xông vào dè bỉu, nói nọ, nói kia. Cô bé về nhà chỉ biết khóc và đề nghị, từ nay mẹ không được phát biểu ý kiến gì về lớp con…

Ngoài nỗi lo về các khoản đóng góp, không ít người “chóng mặt” với sự “đổi mới” của ngành giáo dục. Chị Hương Thảo có con học lớp 2 bức xúc nói: “Năm ngoái thì trường đưa vào giảng dạy sách giáo khoa cải cách của ông Hồ Ngọc Đại, năm nay lại thí điểm mô hình trường học mới VNEN. Chưa bàn đến việc các mô hình mới thiết thực đến đâu, chỉ riêng việc không nhất quán giữa các trường đã đủ khiến phụ huynh chúng tôi hoang mang rồi”.

Trước năm học mới, để “tuyên chiến” với tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, trái quy định, Bộ đã có văn bản gửi trực tiếp chủ tịch UBND các tỉnh, thành đề nghị kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm đối với tình trạng này. Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu, để làm được chủ trương cấm dạy thêm của ngành giáo dục, bên cạnh việc khắc phục hạn chế liên quan đến thi cử, tính gương mẫu của giáo viên thì cần có đủ trường, lớp cho học sinh học 2 buổi/ngày. Nếu làm được như vậy thì áp lực do dạy thêm, học thêm cũng bớt đi.

Một trong những vấn đề “nóng” nữa trong thời gian qua, đó là nhiều giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị Bộ trưởng giao quyền chủ động trong kỳ thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương. Lãnh đạo Bộ cho biết, việc thay đổi cần có lộ trình, tránh xáo trộn không cần thiết. Dự kiến, phương án thay đổi sẽ sớm được công bố sớm ngay trước khi kết thúc học kỳ 1 năm học tới.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo  Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Để triển khai thành công nhiệm vụ năm học mới, công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành cần bám sát thực tiễn hoạt động giáo dục, đồng thời nắm bắt, dự báo những diễn biến mới để kịp thời điều chỉnh một số chủ trương, chính sách cho phù hợp. Phải tạo sự đồng thuận của xã hội, trước hết là của thầy cô giáo thì chủ trương đổi mới và các hoạt động giáo dục được triển khai mới có hiệu quả, thiết thực.                          

N.T

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hà Tĩnh: Trao tặng nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam

    Hà Tĩnh: Trao tặng nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam

    Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương đã phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Hà Tĩnh trao tặng ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chị Lê Thị Tú Anh – nạn nhân chất độc da cam tại Thôn Đông Xá, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

  • Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Sau 1,5 tháng kêu gọi ủng hộ chung tay vì người nghèo, tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” của Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận hơn 4,6 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ.

  • “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    Chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, trong tháng 5 này, các cấp hội Chữ thập đỏ trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.

  • Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Lãnnh đạo quận Tây Hồ cho biết, sẽ tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội).

  • Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang là chương trình tổ chức hai năm một lần với nhiều hoạt động, sự kiện du lịch, văn hóa, lễ hội, thể thao, ẩm thực quy mô, phong phú, đa dạng, đặc sắc.

  • Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Tháng 6, những đồi mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai) chín rộ, quả mọng, ngọt đậm khiến nhiều du khách thích thú với trải nghiệm tự tay thu hoạch mận tại vườn.

Top