Cơ quan chức năng cần chấn chỉnh tình trạng khai thác đất san lấp mặt bằng trái phép trên diện tích đất đồi, làm thất thoát tài nguyên, mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Phạt cho tồn tại?
Liên quan đến việc, Công ty Nhung Xuyến bị xử phạt tổng 170 triệu đồng do đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai khi tự ý san lấp hơn 10.000 m2 đất khi chưa được cấp có thẩm quyền cho thuê đất, bàn giao đất.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với Công ty TNHH Nhung Xuyến (xã Đại Sơn, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) do ông Vũ Văn Nhung làm giám đốc.
Theo đó, Công ty Nhung Xuyến bị xử phạt tổng 170 triệu đồng do đã thực hiện các hành vi vi phạm. Cụ thể, chiếm 317m2 đất phi nông nghiệp tại nông thôn. Từ ngày 1/7 đến 18/8, Công ty Nhung Xuyến tự ý san lấp, sử dụng 317 m2 đất giao thông tại thửa 985, tờ bản đồ số 12, xã Đại Sơn, huyện Tứ Kỳ khi chưa được cấp có thẩm quyền cho thuê đất, bàn giao đất.
Công ty Nhung Xuyến cũng chiếm 4.824 m2 đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa tại khu vực nông thôn. Theo đó, công ty này đã tự ý san lấp, sử dụng 4.824 m2 đất nuôi trồng thủy sản và đất trồng cây lâu năm, thuộc các thửa 1360, 1367, 1420, 1421, 1422, 1425, tờ bản đồ số 12, xã Đại Sơn, huyện Tứ Kỳ khi chưa được cấp có thẩm quyền cho thuê đất, bàn giao đất.
Đồng thời, công ty Nhung Xuyến cũng đã chiếm 6.270 m2 đất nông nghiệp là đất trồng lúa tại khu vực nông thôn. Đối với diện tích này, công ty đã tự ý san lấp, sử dụng 6.724m2 đất trồng lúa, thuộc các thửa 1257, 1256, 1293, 1294, 1295, 1316, 1317, 1318, 1319, 1354, 1355, 1356, 1357, 1358, 1359, 1368, 1369, 1370, 1371, 1372, 1373, 1374, 1417, 1418, 1419, tờ bản đồ số 12, xã Đại Sơn, huyện Tứ Kỳ khi chưa được cấp có thẩm quyền cho thuê đất, bàn giao đất.
Với những hành vi vi phạm trên, công ty Nhung Xuyến còn có tình tiết tăng nặng như đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mặc dù UBND xã Đại Sơn đã yêu cầu chấm dứt hành vi san lấp, tự ý sử dụng đất khi chưa hoàn thành thủ tục thuê đất.
Ngoài mức phạt trên, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc Công ty Nhung Xuyến hoàn thành thủ tục thuê đất theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nộp lại số lợi bất hợp pháp là 2.920.800 đồng do thực hiện hành vi vi phạm mà có.
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Sỹ Thuận, cán bộ Công chức địa chính,xây dựng UBND xã Đại Sơn cho biết, vị trí Công ty Nhung Xuyến san lấp diện tích đất trên thuộc dự án Cơ sở lắp ráp và gia công linh kiện điện tử mà doanh nghiệp này đang lập hồ sơ làm dự án. Đến nay, hồ sơ của Công ty Nhung Xuyến cho thấy, các thủ tục để lập dự án đầu tư cơ bản đã được chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất.
Ngày 29/7/2021, UBND xã Đại Sơn đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản làm việc tại thửa đất khu Cây Quýt, thôn Nghĩa Dũng. Thời điểm này, Công ty Nhung Xuyến đã triển khai san lấp mặt bằng trên diện tích ruộng 03 chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Ông Vũ Văn Nhung, Giám đốc Công ty Nhung Xuyến cho biết, việc lập hồ sơ dự án đã được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Công ty đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị và chờ quyết định chuyển mục đích đất của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, công ty đã triển khai san lấp khi chưa được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Khi đó, UBND xã Đại Sơn yêu cầu ông Nhung dừng ngay việc san lấp, giữ nguyên hiện trạng, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất. Thời điểm kiểm tra diện tích đã thực hiện san lấp là 2.000m2.
Tuy nhiên, sau đó, Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Hải Dương đã lập biên bản vi phạm hành chính ngày 18/8, diện tích san lấp đã tăng gấp nhiều lần. Dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của UBND xã Đại Sơn trong việc ngăn chặn, xử lý vi phạm trên.
Phá đồi, san lấp làm dự án cạnh Quốc lộ 20
Một ngọn đồi sát Quốc lộ 20 (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) đang bị một doanh nghiệp dùng xe múc đào xới biến dạng trước sự nuối tiếc và thắc mắc của người dân địa phương.
Trả lời báo chí, ông Lưu Tiến Chinh, Chủ tịch UBND huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng), thông tin về việc 1 quả đồi đang bị múc, đào xới ven Quốc lộ 20 thuộc địa bàn huyện này.
"Việc khai thác đất theo chủ trương chung, chúng tôi làm theo đúng quy trình. UBND huyện đã có văn bản giải trình gởi UBND tỉnh Lâm Đồng và sau đó, đoàn chức năng từ tỉnh đã về làm việc liên quan đến quả đồi này" - ông Chinh nói.
"Việc múc đất ở đây không phải là khai thác mà doanh nghiệp có nhu cầu cải tạo đất nông nghiệp. Quả đồi này do ông Lê Phước Vũ (Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen) có nhu cầu cải tạo đất, nghĩa là múc chỗ này san lấp chỗ kia, bên ông Vũ có đóng phí môi trường đầy đủ" - ông Chinh cho biết.
Được biết, ngọn đồi đang bị múc phá biến dạng nằm sát cạnh Quốc lộ 20, thuộc xã Đạ M'ri, huyện Đạ Huoai. Ngọn đồi này được doanh nghiệp cho đào xới, múc biến dạng để lấy đất san lấp phục vụ dự án Khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm của Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen.
Dự án này có vốn đầu tư gần 600 tỉ đồng, được tỉnh Lâm Đồng giao hơn 570 ha đất rừng thuộc một phần tiểu khu 582.
Vào khoảng tháng 5/2021, dự án Khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm có dấu hiệu san lấp một phần suối Tiên để làm đường vận chuyển đất đá từ ngọn đồi nói trên để đưa vào dự án bên trong. Sau khi dư luận phản ánh, chính quyền địa phương lập biên bản, Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen đã tháo dỡ ống cống, khơi lại dòng chảy cho suối Tiên.
Từ đó, quả đồi này tạm ngưng hoạt động đào múc, vận chuyển đất. Đến nay, doanh nghiệp lại tiếp tục cho máy múc đào xới và xe ben vận chuyển đất phục vụ việc san lấp trong công trình của dự án khiến dư luận thắc mắc về tính pháp lý của đơn vị thực hiện việc đào xới quả đồi này.
Luật sư Nông Minh Đức, đoàn luật sư TP HCM, cho biết: "Theo quy định tại điều 54 Luật Khoáng sản thì việc khai thác khoáng sản phải có giấy phép. Trường hợp khai thác mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 36/2020".
Nhìn nhận theo khía cạnh khác, việc đào xới, vận chuyển đất tại quả đồi này làm biến dạng, ảnh hưởng đến môi trường là điều không tránh khỏi.
"Theo quy định chung, mọi dự án trước hết phải xem tính pháp lý có đủ điều kiện xây dựng đầu tư hay chưa, bản vẽ thiết kế các hạng mục xây dựng của dự án thế nào... Nếu có giấy phép hoạt động thì xem xét khu đồi này có nằm trong dự án được phê duyệt hay không? Và quy mô, mức độ, khối lượng san lấp trong dự án được cấp phép khai thác là bao nhiêu; có phù hợp với các trường hợp quy định pháp luật hay không...", luật sư Đức giải thích.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.