Những năm gần đây, lực lượng lao động có sự dịch chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ… Đây là xu thế chung và tất yếu. Tuy nhiên, sự dịch chuyển này dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động trong sản xuất nông nghiệp, nhất là lao động trẻ. Vậy đâu là lời giải cho nâng cao năng suất lao động trong kinh tế nông nghiệp - nông thôn?
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, trước diễn biến phức tạp khó lường của thời tiết, những năm qua, việc sản xuất nông nghiệp của người dân bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan. Điều này đặt ra yêu cầu cho ngành nông nghiệp phải thích ứng và thay đổi để có thể phát triển bền vững trước thách thức từ biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt.
Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, lĩnh vực nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, đời sống của nông dân và cư dân nông thôn được nâng cao về mọi mặt, diện mạo nông thôn có sự thay đổi sâu sắc theo hướng ngày càng hiện đại, văn minh. Tuy nhiên, năng suất lao động (NSLĐ) trong kinh tế nông nghiệp - nông thôn vẫn chưa tương xứng với sự phát triển chung của nền kinh tế, vẫn còn thấp hơn so các nước trong khu vực và trên thế giới. Có rất nhiều lý do làm cho NSLĐ thấp, trong đó có quy mô kinh tế còn nhỏ, cơ cấu kinh tế lạc hậu, chậm chuyển đổi và chất lượng nguồn nhân lực chưa cao...
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế vườn quy mô hàng hóa lớn và bền vững, nhiều địa phương đã khá thành công trong cải tạo vườn kém hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển đổi tổ chức sản xuất, xây dựng chuỗi liên kết gắn với tìm kiếm thị trường đưa nông sản xuất ngoại.