Người dân khu 01, xã Sơn Thủy (Thanh Thủy - Phú Thọ) phản ánh 2 hộ gia đình ông Miện và ông Mến chiếm dụng đất đường dân sinh liên xã nhưng vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).
Đề nghị UBND huyện Thanh Thủy chỉ đạo ngành chức năng và UBND xã Sơn Thủy khẩn trương vào cuộc thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm cá nhân vi phạm; đồng thời làm rõ sự tiếp tay (nếu có) của cán bộ trong việc làm thủ tục và cấp GCNQSDĐ cho hai hộ ông Mến và ông Miện có một phần diện tích đất thuộc tuyến đường liên xã (đường cũ) như người dân phản ánh.
Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vụ việc trên.
Theo luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh), phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị tham gia chung tay, góp sức xây dựng nông thôn trù phú, ấm no, văn minh, hiện đại, giàu đẹp, giữ vững bản sắc và đảm bảo an ninh trật tự. Những người dân khu 01, xã Sơn Thủy (Thanh Thủy - Phú Thọ) đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong chung tay xây dựng quê hương bằng việc hiến đất để làm đường rất đáng hoan ngênh. Tuy nhiên, đi ngược với chủ trương chung thì việc lấn chiếm đường đi, lấn chiếm hệ thống mương nước là hành vi đáng phê phán. Điều 12, Luật Đất đai năm 2013 nghiêm cấm những hành vi như lấn, chiếm, hủy hoại đất đai. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai... Lấn đất được hiểu là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất. Còn chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Như vậy, lấn đất tức là hành vi có dấu hiệu dịch chuyển, thay đổi ranh giới, mốc giới của thửa đất trên thực tế so với diện tích được quy định trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó, chiếm đất thường là những hành vi sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc giao quyền sử dụng. Dù là lấn hay chiếm đất đai thì các hành vi này đều gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người khác, trật tự an toàn xã hội cũng như tạo tiền lệ xấu cho người khác thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Về hành chính, căn cứ theo Điều 14, Nghị định 91/2019/NĐ-CP, người nào có hành vi lấn đất, chiếm đất sẽ bị xử phạt như sau: "4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp; trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05ha; b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn; chiếm từ 0,05 ha đến dưới 0,1 ha; c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn; chiếm từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha; d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn; chiếm từ 0,5 ha đến dưới 01 ha; đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn; chiếm từ 01 ha trở lên. Ngoài ra, người sử dụng đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi lấn, chiếm đất nếu đáp ứng hết tất cả các điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 228 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai: "1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng." |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.