Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 4 năm 2021 | 15:7

Người tiên phong trồng nho ngoại theo hướng công nghệ cao

Tại huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) có mô hình trồng nho ngoại trong nhà màng, thu hoạch 2 vụ mỗi năm, không chỉ cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm ổn định mà còn góp phần phá thế độc canh cây thanh long tại địa phương.

t18.jpg
Nho công nghệ cao - mô hình mới phá vỡ thế độc canh cây thanh long.

 

3 năm mang giống nho ngoại về trồng

Bà Phạm Thị Tuyết Mai, chủ trang trại Bình An (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam) bén duyên với những cây nho trĩu trái 3 năm nay. Hỏi về cơ duyên nào mà bà lại có ý tưởng trồng nho công nghệ cao ở vùng đất xưa nay chỉ biết đến một loại cây là thanh long, bà Mai kể: “Trong những chuyến đi tham quan ở các nước trên thế giới, tôi thấy nho là loại cây không quá khó trồng và vùng khí hậu của tỉnh Bình Thuận thì nó tương đối gần với khí hậu của nước Ý, nơi trồng nho để cung cấp cho toàn bộ châu Âu. Vì thế, tôi quyết định học hỏi kỹ thuật trồng nho và nhập giống từ nước ngoài về trồng trên mảnh đất này”.

Vườn nho ngoại hữu cơ của bà Mai rộng trên 2 ha. Vì đang vào vụ thu hoạch nên những chùm nho chín treo lúc lỉu trên cao trông rất đẹp mắt. Nho ở đây được trồng trong nhà màng, được che nắng, che mưa cẩn trọng. Đặc biệt, hệ thống tưới hiện đại, nho vừa tưới nước, vừa bón phân chăm sóc cẩn thận. Nhiệt độ và độ ẩm trong nhà màng luôn ở mức cân bằng, tạo môi trường ổn định cho cây trồng.

“Đối với tôi, giống là khâu quan trọng và tất yếu để mang lại thành công hay không. Vì vậy, tôi đã mất 3 năm để tập trung cho vấn đề này. Theo đó, tôi đã bỏ ra trên 2 tỷ đồng để nhập khẩu cây giống và học tập kỹ thuật. 26 giống nho từ các nước: Mỹ, Ý, Nhật được đưa về trồng thử nghiệm. Tuy nhiên, chỉ có 4 giống thích nghi với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây. Đó là nho đen có hạt của Ý; nho xanh không hạt của Nhật; nho vàng và nho đỏ không hạt của Mỹ. Hiện tại, tôi đã thu hoạch lứa trái thứ 2, năng suất đạt 80% so với bản địa, chất lượng thịt trái giòn, độ ngọt và hương thơm tương đồng, đồng thời hơn hẳn nho nhập khẩu bởi tươi lâu do không tốn nhiều thời gian vận chuyển”, bà Mai nói.

Phá thế độc canh cây thanh long

Sau nhiều năm tìm hiểu thị trường, bà Mai nhận thấy người tiêu dùng Việt Nam khá chuộng các loại nho ngoại nhập. Thế nhưng, giá cả của những loại trái cây này lại vô cùng đắt đỏ, mặt khác lại không tươi ngon so với nếu được cung cấp trong nước.

“Nhờ liều và can đảm nên giờ vườn nho ngoại nhập theo tiêu chuẩn GlobalGAP của tôi đã cho thu hoạch 2 vụ mỗi năm, tăng 1 vụ và tăng năng suất gấp 6 - 7 lần so với cách thức sản xuất truyền thống.

Tôi đang nung nấu ý tưởng nhân rộng trồng nho công nghệ cao đến người dân địa phương. Đồng thời, mở rộng diện tích trồng nho lên 50ha, để phục vụ thị trường nho tươi trong nước cũng như các sản phẩm chế biến sâu từ trái nho. Cái chính để không chỉ gia đình có điều kiện mới được ăn nho nhập khẩu mà người có thu nhập trung bình, thấp cũng có thể ăn nho ngoại với giá cạnh tranh khi được trồng trong nước”, bà Mai chia sẻ thêm.

Cũng theo bà Mai, sau khi thu hoạch, sản phẩm nho nhập ngoại này được cung cấp cho siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh với giá bán thấp hơn 1/2 - 2/3 tùy theo sản phẩm nhập khẩu từ các nước như Nhật, Mỹ…

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam, cho biết, những năm qua, thanh long là cây trồng chủ lực của huyện. Tuy nhiên, huyện cũng khuyến khích phát triển những loại cây trồng khác mang lại lợi nhuận cao để phá thế độc canh. Nhờ vậy, hiện nay, trên địa bàn huyện đã có nhiều loại cây trồng mới như dưa lưới, nho… Từ đó, tạo thế phát triển cho ngành nông nghiệp đa sản phẩm, nâng cao giá trị thu nhập của người nông dân.

Thời gian tới, Hàm Thuận Nam tiếp tục tập trung chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo bước phát triển đột phá, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nhiều loại nông sản, sản xuất nông nghiệp từng bước tiếp cận mô hình sản xuất hiện đại và an toàn. Để nâng cao giá trị sản phẩm, huyện có chính sách thu hút, khuyến khích doanh nghiệp liên kết đầu tư.

Nho công nghệ cao được trồng trải dài trên một vùng rộng lớn, xanh bạt ngàn, đến mùa chín thì lại tím cả một vùng trời, khiến ai cũng khao khát.

 

 

Ngọc Diệp
Ý kiến bạn đọc
  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Chuyện người Dao làm kinh tế

    Chuyện người Dao làm kinh tế

    Trên cung đường bê tông uốn lượn dưới chân đồi quế thẳng tắp vươn mình đón nắng, thôn Bỗng 2 xã Cam Cọn (Bảo Yên, Lào Cai) dần hiện hữu.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top