Dẫn chúng tôi thăm vườn cam sành sau nhà trái sum suê tới ngày thu hoạch, anh Nguyễn Văn Hoa, ở ấp Tân Nguyên, xã Loan Mỹ (Tam Bình - Vĩnh Long), cho biết, đất ở đây thích hợp trồng cam, vườn này 7 năm tuổi nhưng vẫn cho năng suất cao, lợi nhuận khá.
Cam được giá
Lúc đầu, anh Hoa làm lúa, sau chuyển sang trồng cam. Từ vài công ban đầu, hiện anh trồng trên 100 công (1 công = 1.000m2) cam trên đất nhà và đất thuê. “Do trồng thấy đạt hiệu quả cao nên mở rộng diện tích lên hoài”, anh Hoa nói thêm.
Tươi cười nhìn những cành cam trĩu trái trong vườn, anh Hoa cho biết, do vào mùa nghịch nên giá cam đang ở mức cao. Hiện vườn nhà anh có trên 100 tấn cam tới ngày thu hoạch, “lái chuẩn bị tới cân, đã chốt giá 23.000 đồng/kg”. Theo anh Hoa, giá thị trường hiện khoảng 20.000 đồng/kg nhưng do cam vườn nhà anh trái đẹp nên giá nhỉnh hơn.
'Anh Hoa (bên trái) bên vườn cam 7 năm tuổi cho lợi nhuận khá hàng năm.
Hơn 20 năm gắn bó với cây cam, anh Hoa nói: “Tôi thấy hồi xưa giờ giá cam vẫn ổn định. Mùa nghịch thì từ mười mấy ngàn đồng/kg trở lên. Mùa thuận có năm bán được mức 7.000- 8.000 đồng/kg, có năm vẫn mười mấy ngàn như thường. Mà giá 7.000- 8.000 đồng/kg là có lời rồi. Do đó, người biết trồng cam thì cho lợi nhuận mỗi năm khoảng 100 triệu đồng/công. Riêng gia đình tôi từ hồi trồng cam tới giờ thấy kinh tế ổn định, cuộc sống thoải mái hơn”.
Theo anh Hoa, trái cam dễ bán, “tới mùa thu hoạch là lái đến cân rồi chuyển đi tiêu thụ”.
“Coi đất”, biết trồng là sum suê trái
Theo anh Hoa, mỗi vùng đất chịu một loại cây, do đó, trồng cam cũng tùy theo khu vực, tùy loại đất và phải nắm vững kỹ thuật. “Đất ở đây hợp với cây cam nên trồng cả chục năm năng suất vẫn cao, trong khi có vùng trồng chỉ ăn được 3- 5 năm. Như vườn cam nhà tôi ăn suốt mười mấy năm mới trở đất - đảo mương thành liếp, liếp thành mương để trồng đợt cam mới”, anh Hoa xởi lởi chia sẻ.
Còn đối với trồng cam trên đất ruộng thì anh lưu ý, phải “coi đất” mới quyết định trồng. “Phải là đất sét đỏ, độ pH đảm bảo và ít phèn”. Theo đó, đối với khu vực đã có người trồng thì “xem người ta trồng đạt hay không. Nếu đạt, mình đào đất lên coi, nếu đất sét đỏ là đạt. Còn khu đó người ta trồng kiểu lọt xọt thì thôi, khu đó mình không nên trồng. Còn đối với khu vực chưa có ai trồng thì buộc phải lấy vá đào lớp đất phía dưới lên coi là đất sét gì mới quyết định trồng hay không”.
Về kỹ thuật, dù nhận mình “biết được chút đỉnh do làm nhiều năm rút kinh nghiệm” nhưng anh Hoa cho biết: “Đi đâu thấy người ta làm đạt thì tui cũng vào vườn để học thực tế, rồi đi đây đi đó học hỏi thêm và tích cực tham gia các hội thảo”.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.