Ngoài việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát để phát hiện bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ trôi nổi trên thì trường, các lực lượng chức năng đã tiến hành xử phạt nhiều cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh Trung thu.
Tăng cường kiểm tra, xử lý thực phẩm bánh trung thu trôi nổi
Ngày 5/9, Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế cho biết, vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Quản lý ATTP các địa phương: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh về việc tiếp tục tăng cường bảo đảm ATTP Tết Trung thu năm 2022.
Cục An toàn thực phẩm đề nghị giám đốc sở y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, trưởng ban ban quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh/thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục triển khai một số biện pháp như phối hợp với sở công thương, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai hoạt động thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
Để bảo đảm ATTP phòng ngừa ngộ độc thực phẩm bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, Cục ATTP (Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP) đã có Công văn số 1886 về việc tăng cường bảo đảm ATTP Tết Trung thu năm 2022. Tuy nhiên đến nay, theo phản ánh trên một số phương tiện thông tin đại chúng vẫn có cảnh báo bánh Trung thu bẩn, nhập lậu, trôi nổi, không rõ xuất xứ, vi phạm ATTP.
Trước tình hình trên, Cục ATTP đề nghị giám đốc sở y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng ban Quản lý ATTP các tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục triển khai một số biện pháp bảo đảm ATTP.
Phối hợp với sở công thương, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, tập trung ưu tiên các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm truyền thống sản xuất tại các làng nghề, cơ sở nhỏ lẻ; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố...
Kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không đảm bảo ATTP, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật; nếu có dấu hiệu hình sự đề nghị chuyển cơ quan công an để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường công tác thông tin, giáo dục và truyền thông về ATTP trong dịp Tết Trung thu.
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện quy định pháp luật về ATTP quy định điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, yêu cầu về kiến thức, thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, quy định về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, quy định về đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm, sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia, bao bì thực phẩm, ghi nhãn sản phẩm.
Đối với người tiêu dùng, hướng dẫn việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn; chỉ mua, sử dụng thực phẩm, phụ gia thực phẩm có nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; không sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục, không đúng đối tượng, liều lượng theo quy định.
Cục ATTP đề nghị giám đốc sở y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, trưởng ban quản lý ATTP các tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để sẵn sàng cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm; điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.
Thu giữ và xử phạt nhiều cơ sở kinh doanh bánh Trung thu
Sáng 7/9, Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Phòng Cảnh sát môi trường Công an Hà Tĩnh vừa chủ trì, phối hợp với Công an thị xã Kỳ Anh kiểm tra phát hiện 1.768 bánh trung thu chưa được kiểm nghiệm chất lượng an toàn thực phẩm.
Tiến hành kiểm tra đối với cơ sở sản xuất kinh doanh bánh mì N.A. (địa chỉ tại phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh), do ông D.Q.T. (45 tuổi, trú tại thôn Chùa, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) làm chủ, có hành vi sản xuất, kinh doanh bánh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Tại thời điểm kiểm tra phát hiện có 1.768 bánh Trung thu (tổng khối lượng 332,8kg) chưa được kiểm nghiệm chất lượng an toàn thực phẩm và cơ sở chưa có hồ sơ tự công bố sản phẩm.
Phòng Cảnh sát môi trường Công an Hà Tĩnh đã lập hồ sơ, xác minh, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Khoảng 9 giờ tối ngày 6/9, Đội Cảnh sát Kinh tế quận Liên Chiểu phối hợp với Công an phường Hoà Minh kiểm tra hàng hoá tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ tổng hợp Minh Bảo (đường Đồng Xoài, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu).
Quá trình kiểm tra, cảnh sát phát hiện tại cơ sở kinh doanh này có 4.594 sản phẩm là bánh Trung thu, kẹo các loại xuất xứ nước ngoài nhưng không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp.
Đội Cảnh sát Kinh tế cũng đã tiến hành lập biên bản và tạm giữ số bánh kẹo nói trên để xử lý theo quy định.
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, thực hiện kế hoạch của UBND thành phố về bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) Tết Trung thu 2022, thời gian qua, các Sở ngành liên quan đã triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật của các cơ sở kinh doanh, sản xuất các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu.
Tính đến ngày 5/9, thành phố Hà Nội đã tổ chức hàng ngàn đoàn thanh tra, kiểm tra tại 3.848 cơ sở, trong đó xử phạt 80 cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu vi phạm, với tổng số tiền hơn 458 triệu đồng, trong đó đình chỉ hoạt động 1 cơ sở.
Bên cạnh việc kiểm tra, xử lý vi phạm, các lực lượng chức năng cũng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm cho người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong dịp Tết Trung thu.
Nhu cầu sử dụng bánh kẹo của người dân là rất cao, nhất là vào những dịp ngày lễ, tết cổ truyền của dân tộc. Nhiều tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mặt hàng này chỉ tập trung vào việc thu lại lợi nhuận lớn cho mình mà bỏ qua đi sự an toàn tính mạng, sức khỏe của nhân dân và cộng đồng. Buôn bán, vận chuyển, sản xuất bánh trung thu từ những nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thậm chí những nguyên liệu đó không rõ nguồn gốc xuất xứ đã được các đối tượng nhập lậu qua biên giới, đem về Việt Nam tiêu thụ để kiếm lời.
Hành vi này vô cùng phi nhân tính rất cần phải được xử lý thật nghiêm minh và đủ sức răn đe các đối tượng khác không vi phạm. Tuy nhiên, mỗi năm các vụ vận chuyển, buôn bán, kinh doanh, sản xuất bánh trung thu không đảm bảo vệ sinh an toàn không những không giảm mà còn có dấu hiệu gia tăng. Vì thế, dư luận xã hội cho rằng cần phải tăng các chế tài xử phạt thêm mạnh hơn, để không còn tình trạng này xảy ra nữa.
Tết Trung thu đang đến gần, một mùa Trung thu an toàn cho sức khỏe cộng động là rất cần thiết, vì thế cần mạnh tay xử phạt các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.