Nhức nhối vấn nạn hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thời gian qua, lực lượng chức năng đã đấu tranh triệt xóa nhiều cơ sở kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tuy nhiên, vấn nạn này vẫn còn diễn biến phức tạp…
Thời của thương mại điện tử… càng thêm phức tạp
Thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng thế giới và trong nước, tuy nhiên, tình trạng vi phạm này vẫn diễn biến phức tạp. Điển hình, mới đây Đội Quản lý thị trường số 20 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế ma túy (Công an huyện Phúc Thọ) kiểm tra cửa hàng kinh doanh quần áo Giáp Hằng tại địa chỉ cụm 8, xã Tam Hiệp.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cửa hàng này đang bày bán 1.509 chiếc áo chống nắng Lascote có dấu hiệu giả mạo nhãn hiện đang được bảo hộ tại Việt Nam. Chủ cơ sở cho biết số hàng hóa được mua trôi nổi trên thị trường.
Ngoài số hàng trên, chủ cơ sở còn đặt mua và gửi hàng nghìn chiếc áo chống nắng nhãn hiệu Louis Vuitton và Adidas tại cửa hàng kinh doanh quần áo Huế Hưng (ở thôn 7, xã Tam Hiệp). Đội Quản lý thị trường số 20 tiếp tục kiểm tra cửa hàng kinh doanh quần áo Huế Hưng ở địa chỉ trên.
Qua kiểm tra, thu giữ tại cửa hàng 1.494 chiếc áo chống nắng mang nhãn hiệu Louis Vuitton, 1.012 chiếc áo chống nắng mang nhãn hiệu Adidas không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu hàng hóa đã được bảo hộ tại Việt Nam…
Trước đó, đầu tháng 6, Đội Phòng ngừa đấu tranh án buôn lậu, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Công an thành phố Hà Nội) đã làm rõ hành vi buôn bán hàng giả là hàng nghìn gói phụ gia thực phẩm Baking Soda của cơ sở kinh doanh “Tổng kho An Hưng” (địa chỉ: Liền kề 6-26, khu đô thị An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông), do Bùi Thị Mến, sinh năm 1987, trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông làm chủ.
Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và Quyết định tạm giữ hình sự đối với Bùi Thị Mến để điều tra, làm rõ hành vi buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm, quy định tại Điều 193 Bộ luật hình sự năm 2015…
Theo cơ quan chức năng, điểm chung của những sản phẩm hàng giả, hàng nhái này đều được các đối tượng chủ mưu và chân rết, chia nhau chào bán trên mạng xã hội cho những người có nhu cầu. Bên cạnh hình thức mua bán trực tiếp theo kiểu truyền thống, hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế số, hàng giả, hàng lậu được bán khá nhiều qua hình thức trực tuyến.
Nếu như trước đây thương mại điện tử chỉ là bán hàng trên website của doanh nghiệp (sàn thương mại điện tử), thì hiện nay có thể bán trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok…Cùng với đó, việc giao hàng, vận chuyển hàng hóa và giao dịch thông qua ngân hàng hoặc bên thứ ba, khiến việc quản lí cũng vô cùng khó khăn.
Hàng hóa trên không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Mới đây nhất, Đội Quản lý thị trường số 6 (thuộc Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh) cho hay, đơn vị vừa tiến hành xử phạt 17,5 triệu đồng đối với ông Lưu Văn Quỳnh (trú tại xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) khi đang có hành vi vận chuyển một số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc.
Theo đó, ngày 14/7, trên tuyến quốc lộ 1A (đoạn qua xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), Đội Quản lý thị trường số 6 phối hợp cùng Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh phát hiện xe ô tô tải mang BKS 89H - 012.45 do ông Lưu Văn Quỳnh điều khiển lưu thông theo hướng Bắc-Nam có dấu hiệu nghi vấn.
Lực lượng chức năng tiến hành dừng xe để kiểm tra, quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe ô tô tải có 720 cái nồi kim loại và 1.680 cái cặp lồng. Tại đây, ông Lưu Văn Quỳnh không cung cấp được những giấy tờ liên quan. Lực lượng chức năng xác định, số lượng hàng hóa trên không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Theo lời khai của ông Lưu Văn Quỳnh, toàn bộ số hàng hóa trên là do ông mua trôi nổi trên thị trường về để bán kiếm lời. Sau khi hoàn tất mọi thủ tục, Đội Quản lý thị trường số 6 củng cố hồ sơ, lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Lưu Văn Quỳnh về hành vi "kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ” với số tiền xử phạt 17,5 triệu đồng; tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm có giá trị 46,3 triệu đồng.
Tương tự, mới đây, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp vừa tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh thực phẩm đông lạnh Anh Trường tại phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Tại thời điểm kinh doanh doanh, Đội Quản lý thị trường số 1 phát hiện 400 kg thực phẩm đông lạnh là mực ống không có nhãn hiệu, không có thông tin về nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa, trị giá tang vật 14 triệu đồng.
Qua làm việc, chủ hộ kinh doanh chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của lô hàng hóa đang kinh doanh theo quy định.
Vì vậy, Đội Quản lý thị trường số 1 đã tạm giữ toàn bộ tang vật nêu trên, đồng thời hoàn chỉnh hồ sơ vụ việc để xử lý theo quy định.
Cần chế tài xử phạt răn đe
Theo ông Ngô Anh Hiếu - Đội trưởng Đội Quản lí thị trường số 20 (Cục Quản lí thị trường Hà Nội), cùng là kinh doanh trực tuyến nhưng nguồn gốc hàng hóa bán qua mạng xã hội đang có phần “mập mờ” hơn so với hàng bán trên sàn thương mại điện tử, bởi lẽ sàn thương mại điện tử buộc phải có công cụ chặn lọc hàng giả, hàng lậu, hàng nhái theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước. Trong khi đó, xã mạng hội chưa có cơ chế kiểm soát điều này; lượng khách hàng tiếp cận lại rất đông đảo.
“Sản phẩm giả thương hiệu nổi tiếng thường được bán với giá rẻ hơn hàng chục lần so với hàng chính hãng, tuy nhiên vì lợi nhuận nên các đối tượng vẫn ngang nhiên sản xuất, kinh doanh, buôn bán. Cùng với đó, chính tâm lý ham đồ rẻ nhưng vẫn muốn dùng “hàng hiệu” của người tiêu dùng đã vô tình tiếp tay cho vấn nạn hàng giả, khiến hàng giả vẫn có “đất sống” và len lỏi vào thị trường”, ông Ngô Anh Hiếu cho hay.
Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng các địa phương của Hà Nội đã phát hiện, xử lý hàng chục kho hàng kinh doanh online vi phạm vì bán hàng giả, hàng nhái, hàng lậu. Tuy nhiên, số lượng vụ việc được xử lý dường như chỉ là “muối bỏ bể” trước những vi phạm trong thực tế. Bên cạnh đó, để qua mắt lực lượng chức năng, các đối tượng buôn bán, vận chuyển thực phẩm nhập lậu thường hoạt động vào ban đêm, thường xuyên thay đổi tuyến đường vận chuyển, thời gian, địa điểm tập kết hàng hóa nên việc phát hiện, bắt giữ gặp nhiều khó khăn.
Trung tá Lương Thị Kiển - Đội Cảnh sát kinh tế (Công an huyện Đông Anh), cho biết, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn đang tiếp diễn và ngày càng gia tăng theo chiều hướng tinh vi. Thậm chí, có thương hiệu uy tín, được người tiêu dùng ưa chuộng vừa ra mắt sản phẩm mới, ngay lập tức, mặt hàng đó đã bị làm giả, làm nhái. “Các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng vì chất lượng sản phẩm không thể nào bằng hàng chính hãng. Bên cạnh đó, việc sản xuất, buôn bán hàng giả đã xâm phạm đến quyền sở hữu độc quyền về thương hiệu sản phẩm của công ty đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam”, Trung tá Lương Thị Kiển thông tin.
Từ góc độ pháp lí, luật sư Phạm Hải Long (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, lợi dụng chế tài xử lý vi phạm hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn nhẹ, đặc biệt với hàng vi phạm có trị giá thấp hơn mức xử lý hình sự (200 triệu đồng), trong khi lợi nhuận thu được từ kinh doanh mặt hàng này lớn, một số đối tượng vẫn tái phạm nhiều lần. Do vậy, để ngăn chặn, phòng ngừa, giảm bớt nạn hàng giả, cơ quan quản lý cần có các chế tài xử phạt đủ mạnh để có tính răn đe, ngăn chặn.
Hàng nhái, hàng giả và hàng kém chất lượng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh, hình ảnh cũng như uy tín các doanh nghiệp, thương hiệu làm ăn chân chính. Chính vì vậy, đấu tranh với tình trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cần sự chung tay của toàn xã hội.
Tại Công văn số 3986/VPCP-V.I ngày 28/6/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) yêu cầu các đơn vị tăng cường quản lý, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử.
Đồng thời, nắm chắc diễn biến tình hình, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động thương mại điện tử (quảng cáo, giới thiệu, chào bán, vận chuyển, giao nhận hàng hóa); đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.