Thời gian qua, tình trạng san lấp, khai thác đất ruộng trái phép đang diễn ra tràn lan ở các khu vực ngoại thành và nông thôn mà không hề bị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý dứt điểm… xử lý trên giấy, có phải đang “hợp thức hóa cho sai phạm”?
Khai thác đất ruộng trái phép
Điển hình như vụ khai thác đất trái phép xảy ra vừa qua tại khu vực cánh đồng ở thôn Bình Minh, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên.
Cụ thể, khi nhận tin báo từ quần chúng Nhân dân, lực lượng công an xã Cẩm Bình đã tiến hành vào cuộc kiểm tra, phát hiện có 2 người đang có hành vi sử dụng máy xúc và xe tải mang BKS 38C-047.02 khai thác đất ruộng trái phép ở thôn Bình Minh, xã Cẩm Bình.
Nhận thấy sự có mặt của ngành chức năng, tài xế xe tải vội đổ hết đất trên thùng xuống ruộng rồi cùng với máy xúc rời khỏi hiện trường nhưng đã bị công an xã giữ lại.
Qua xác minh, 2 người điều khiển máy xúc và ô tô tải là: N.D.C (SN 1991) và T.V.H (SN 1972), cùng trú ở thôn Bình Minh, xã Cẩm Bình.
Hiện, Công an xã Cẩm Bình đang tạm giữ 2 phương tiện để tiếp tục hoàn tất hồ sơ, xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.
Xử phạt mạnh tay đối với doanh nghiệp mắc sai phạm?
Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, vừa ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV Đại Ngọc (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế) 70 triệu đồng, do đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính là “Mua bán, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp”; 90 triệu đồng do khai thác khoáng sản là đất làm vật liệu xây dựng thông thường dùng để san lấp mặt bằng mà “không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Đồng thời, Công ty TNHH MTV Đại Ngọc bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định là tịch thu giá trị bằng tiền đối với 20.835,8m3 đất san lấp đã khai thác trái phép với số tiền hơn 439,8 triệu đồng.
2 chủ trang trại bị phạt là ông Nguyễn Tất Phước và bà Nguyễn Thị Tuyết (cùng trú tại thị xã Hương Thủy) với số tiền là 45 triệu đồng/trường hợp, do đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính là khai thác khoáng sản là đất làm vật liệu xây dựng thông thường dùng để san lấp mặt bằng “không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” có khối lượng từ 50m3 trở lên.
Ngoài ra, ông Phước bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu giá trị bằng tiền đối với 6.463,7m3 đất san lấp đã khai thác trái phép với số tiền hơn 136,4 triệu đồng. Bà Tuyết bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu giá trị bằng tiền đối với 21.345,4m3 đất san lấp đã khai thác trái phép với số tiền hơn 450,6 triệu đồng.
Quyết định xử phạt cũng buộc Công ty TNHH MTV Đại Ngọc, ông Nguyễn Tất Phước, bà Nguyễn Thị Tuyết thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.