Xây dựng Đài tưởng niệm trong khi chưa đủ hồ sơ pháp lý, hồ thủy điện tích nước trái phép, xe tải trọng phá nát đường dân sinh… tất cả những vấn đề nêu trên đang là vấn đề nhức nhối ở khu vực nông thôn, cơ quan chức năng cần vào cuộc.
Nhiều điều khuất tất tại dự án xây dựng Đài tưởng niệm Liệt sỹ của UBND huyện Nông Cống
Phản ánh của người dân liên quan đến công trình Đài tưởng niệm Liệt sĩ của UBND thị trấn Nông Cống có nhiều điều khuất tất. Tìm hiểu được biết, theo Quyết định số 2919/QĐ-UBND ngày 30/10/2020 do ông Lê Trọng Hùng phó chủ tịch UBND huyện Nông Cống (tại thời điểm đó) ký phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, bản vẽ thi công và dự toán.
Tại quyết định này ghi rõ giá dự toán là 1.170.094.000 đồng (đã làm tròn), từ nguồn vốn ngân sách thị trấn và các nguồn huy động hợp pháp khác, trong đó: Chi phí xây dựng là 940.976.077 đồng, chi phí QLDA là 30.882.835 đồng, chi phí TV ĐTXD là 117.840.020 đồng, chi phí khác là 57.452.286 đồng, dự phòng là 22.943.024 đồng. Điều đáng nói, công trình trên thi công trong tình trạng chưa có quyết định bàn giao mặt bằng, chưa có GPXD, chưa có đánh giá tác động môi trường.
Thực tế, theo quan sát của PV thì công trình trên cơ bản đã được hoàn thành phần thô như: Phần móng bê tông cốt thép, phần thân đổ trụ bê tông…. Điều đáng nói công trình này nằm ngay trước mặt trụ sở UBND Thị trấn Nông Cống, cách trụ sở UBND huyện Nông Cống không xa nhưng lại không được một ai để ý đến.
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Lê Thanh Tùng chủ tịch UBND thị trấn Nông Cống phân trần: “Đúng là công trình có sai, tôi mới về đây nhận công tác biết làm thế nào được. Không hiểu sao các bác lãnh đạo đời trước của thị trấn lại làm như vậy”.
Câu trả lời này hoàn toàn có vẻ mâu thuẫn khi được biết, trước thời gian về nhậm chức chủ tịch UBND thị trấn Nông Cống thì ông Tùng đã giữ chức Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường. Với chức năng quản lý đất đai của địa phương thì tại sao ông không nắm bắt được sai phạm để kịp thời tham mưu cho UBND huyện xử lý?
Ông Tùng cho biết thêm, tất cả các vấn đề vi phạm trên ông cũng đã báo cáo UBND huyện để đưa ra hướng xử lý. Tuy nhiên khi PV đề nghị cung cấp báo cáo thì ông Tùng không cung cấp được.
Liên quan đến vấn đề này, thiết nghĩ, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cần sớm có đoàn kiểm tra, vào cuộc xác minh thông tin phản ánh, đông thời có biện pháp xử lý thích đáng nếu phát hiện sai phạm, chánh tình trạng bức xúc của người dân kéo dài.
Phạt tiền thủy điện tích nước trái phép ở Kon Tum
Ngày 24/11, Sở Tài nguyên và môi trường Kon Tum cho biết, sở này vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực tài nguyên nước đối với công ty CP Tấn Phát 25 triệu đồng.
Theo kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng, công ty CP Tấn Phát khi thực hiện dự án công trình thuỷ điện Plei Kần đã tích nước trái phép (chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép tích nước theo quy định); không đúng quy định của giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt do Bộ TN&MT cấp ngày 18/9/2019.
Công ty CP Tấn Phát có thời hạn 10 ngày để chấp hành quyết định xử phạt kể trên của Sở Tài nguyên và môi trường Kon Tum.
Trước đó cơ quan chức năng liên tục yêu cầu công ty CP Tấn Phát không được tích nước trái phép nhưng công ty này không chấp hành. Cụ thể, liên tục trong tháng 10, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), Sở Công Thương Kon Tum yêu cầu dừng tích nước trái phép nhưng thuỷ điện Plei Kần không thực hiện. Trước việc này, UBND tỉnh Kon Tum ra văn bản xử lý, nhưng công ty Tấn Phát vẫn tiếp tục tích nước trái phép.
Trước đó, nhiều cơ quan báo chí đã đăng tải thông tin, bài viết phản ánh việc thủy điện Plei Kần chặn dòng trên sông Pô Kô tích nước tích nước trái phép, làm ngập đường vào khu sản xuất hơn 300 ha hoa màu của người dân xã Đắk Rơ Nga (huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum).
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.